Nóng rát cổ họng uống thuốc gì?

Nóng rát cổ họng uống thuốc gì? Đây là triệu chứng của nhiều căn bệnh nhưng chủ yếu là bệnh liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa...
21/02/2018 23:12

Triệu chứng nóng rát cổ họng

Nóng rát cổ họng là triệu chứng của 2 bệnh phổ biến là thực quản và hệ tiêu hóa. Triệu chứng này đem đến cảm giác nóng rát sau xương ức gây khó chịu, tuy không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến thực quản và hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng.

Để chữa trị dứt diểm tình trạng này bạn cần xác định rõ đây là bệnh hệ tiêu hóa hay thực quản. Nếu nóng rát cổ họng ở sau xương ức thì có thể liên quan đến bệnh lý trào ngược dạ dày. Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản thì acid của dịch dạ dày hoặc dịch mật tiếp xúc với niêm mạc gây cảm giác nóng và nóng rát. Cảm giác này lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có thể lan đến hạ họng hoặc vùng mang tai kèm theo có vị chua trong miệng.

Nguyên nhân bệnh trào ngược :

+ Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản thì van nối giữa thực quản và dạ dày hoạt động không bình thường, áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.

nong co rat hong uong thuoc gi

+ Bên cạnh van có chức năng suy yếu, các yếu tố tác động góp phần cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng như béo phì, thoát vị dạ dày qua khe thực quản, thức ăn nằm lâu trong dạ dày, mang thai, hút thuốc lá, rượu bia, một số thức ăn và thuốc.

Đồng thời, bệnh lý này thì nóng rát cổ họng còn có thể do viêm họng như họng bị viêm đỏ, sưng tấy...Hoặc cũng có thể đây là triệu chứng bệnh viêm mũi xoang: dịch viêm nhiễm đổ từ mũi xoang xuống họng khiến họng bị nhiễm trùng và kích thích.

Nóng rát cổ họng uống thuốc gì?

Chữa nóng cổ rát họng bằng phương pháp dân gian:

- Bệnh nhân dùng 1 củ gừng rửa sạch, cạo vỏ thái lát mỏng, ăn sống trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Có thể bổ sung thêm một tách trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm điều này cũng là rất tốt cho sức khỏe.

- Ăn đu đủ chín. Trong thành phần đu đủ chín có papain là loại enzyme tiêu hóa cực kì quan trọng của cơ thể có tác dụng phòng và điều trị các chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng….

nong co rat hong uong thuoc gi.jpg 1

- Dùng lá bạc hà. Lá bạc hà được xem là một trong những vị thuốc điều trị chứng ợ nóng cổ họng, ợ chua hiệu quả nhất, cách làm rất đơn giản đó là người bệnh cho lá bạc hà vào ấm trà pha như pha trà, uống ngày 2 -3 lần.

Chữa nóng cổ rát họng bằng phương pháp Tây y

Nếu xác định rõ tình trạng nóng cổ rát họng là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì sử dụng chữa bằng thuốc Tây cũng là cách tốt.

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Khi dịch dạ dày trong đó có acid trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng ợ nóng, vì thế việc bọc niêm mạc giúp bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày khỏi tác động bất lợi của acid.

Alginat: Acid alginic phản ứng với HCl tạo thành lớp gel nổi lên trên dịch vị. Lớp gel này bảo vệ niêm mạc thực quản trong trường hợp trào ngược, cải thiện biểu hiện ở nóng ở bệnh nhân.

Dimeticol: Dimeticol là loại hoạt chất bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác động nóng rát của acid.

Sucralfat: Thuốc này thường được chỉ định khi bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân sang giai đoạn vừa hoặc nặng. Sucralfat gắn với protein thành lớp hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh phức tạp của bệnh nhân hay các bệnh tiêu hóa mắc kèm, bác sĩ sẽ có kê đơn phù hợp cho mức độ bệnh.

nong co rat hong uong thuoc gi.jpg 2

Thuốc điều hòa nhu động ruột

Metoclopramid: Metoclopramid có khả năng làm gia tăng vận động nhu động ruột, thúc đẩy môn vị dạ dày mở. Việc này giúp dịch tiêu hóa cùng thức đẩy xuổng ruột, vơi dạ dày giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý tới tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, tránh lái xe hoặc các công việc cần sự tập trung trong thời gian sử dụng thuốc.

Biệt dược khuyên dùng: Primperan, Anausin.

Domperidon: Domperidon có khả năng tăng áp lực cơ vòng phần dưới thực quản giúp đẩy nhanh vơi dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược. Thuốc này không được phép dùng cho bệnh nhân đã chảy máu dạ dày, nguy cơ thủng dạ dày tại ống tiêu hóa.

Biệt dược khuyên dùng: Motiliium, Peridy.

Các hoạt chất khác cũng được sử dụng tùy theo mức độ và tình trạng bệnh như: Sulpirid, Metopimazin, Alizaprid,…

Để hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất, ngoài sử dụng các loại thuốc tây như trên, bệnh nhân cần đặc biệt để ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống.

comment Bình luận

largeer