Phát hiện và điều trị sớm bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV
Sáng ngày 5/3/2024, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo sơ kết hoạt động sàng lọc và quản lý bệnh không lây trên người nhiễm HIV năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại Hội thảo, Ths. Bs. Võ Thị Tuyết Nhung, Tổ chức BIDMC cho biết: Thay vì mắc các bệnh liên quan đến AIDS, ở hầu hết các vùng của Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những người nhiễm HIV hiện nay phần lớn là do các bệnh đi kèm không liên quan đến AIDS, mà liên quan đến tuổi tác. Ngay cả khi đã kiểm soát được tình trạng nhiễm HIV, tình trạng kích hoạt miễn dịch mạn tính vẫn làm tăng thêm gánh nặng lên hệ miễn dịch vốn đã trong tình trạng lão hóa ở người lớn tuổi. Chính vì vậy, bệnh nhân nên được quản lý và phòng ngừa các bệnh không lây thông qua thực hành: tư vấn - giáo dục, sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh và phối hợp các chuyên khoa để can thiệp.
Đại biểu tham dự Hội thảo sơ kết hoạt động sàng lọc và quản lý bệnh không lây trên người nhiễm HIV (Ảnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh)
Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương thì cứ 2 người nhiễm HIV thì có 1 người bị rối loạn lipid máu, 4 người thì có 1 người bị cao huyết áp. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc mới suy thận mạn ở người nhiễm HIV cao gấp hơn 10 lần so với dân số chung. Ngoài ra, phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần phụ nữ không nhiễm HIV.
Theo Ths.BS. Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC, việc tổ chức sàng lọc bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV là hết sức cần thiết. Hiện nay, thực tiễn cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV chủ yếu điều trị các bệnh không lây ở bệnh viện và phòng khám nội khoa, chính vì vậy, để quản lý tốt trong việc điều trị hiệu quả cho bệnh nhân thì cần tăng cường tư vấn cho bệnh nhân, hỗ trợ các thủ tục chuyển gửi bệnh nhân điều trị, làm sao để bệnh nhân phản hồi lại thông tin cho phòng khám OPC. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến chất lượng khám và sàng lọc, tư vấn cho bệnh nhân trong thời gian tới.
Được biết, việc quản lý các bệnh không lây nhiễm thường gặp ở người nhiễm HIV đã được thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh từ 4/2021, thí điểm tại 3 phòng khám ngoại trú HIV đầu tiên Gò Vấp, Tân Bình, Bình Chánh. Tính đến tháng 12/2023 đã có 27 phòng khám ngoại trú HIV/AIDS được triển khai.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm