Phát triển dược liệu chăm sóc sức khỏe từ nguồn cây thuốc Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc Đông Bắc bộ, giáp Trung Quốc. Điều kiện tự nhiên của Cao Bằng là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, núi non trùng điệp, độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát Biên giới có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn Tỉnh, có vùng khí hậu nhiệt đới, có vùng mát, lạnh quanh năm. Do là vùng rừng núi, đa dạng về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết nên Cao Bằng đa dạng về sinh thái, có nhiều thực vật, động vật, phong phú về chủng loại, nhiều loài có trữ lượng lớn.
Hai dân tộc chủ yếu là Tày và Nùng có nền văn hóa bản sắc riêng, từ lâu đời đã sử dụng cây, con làm thuốc phòng chữa bệnh, đồng thời dùng để chăm sóc sức khỏe như để tắm, làm đẹp, để ăn, làm hương liệu… Có nhiều cây là đặc hữu của Vùng miền núi phía Bắc (và phía Nam Trung Quốc) được nhân dân Cao Bằng dùng làm thuốc đã được phát triển sản xuất dược liệu hàng hóa mạnh, như Hồi, Chè dây, Chè đắng…

(Ảnh minh họa)
Thu thập nguồn gen và tri thức sử dụng cây thuốc/bài thuốc
- Thu thập thông tin về cây thuốc (nguồn gen): thu thập thông tin qua quan sát thực địa và phỏng vấn người dân địa phương tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng.
- Thu thập thông tin về tri thức sử dụng cây thuốc: thu thập thông tin về tri thức sử dụng cây thuốc cổ truyền/dân gian: dựa vào cộng đồng người dân tộc địa phương theo hình thức phỏng vấn và ghi lại bằng phiếu điều tra. Người được phỏng vấn là người chữa bệnh (Các Bác sỹ y học cổ truyền, Lương y, ông Lang, bà Mế). Ngoài ra còn hình thức phỏng vấn người thu hái thuốc, người bán thuốc, người dân có kinh nghiệm. Các thông tin phỏng vấn một người/gia đình chỉ được ghi vào một phiếu.
Xác định tên khoa học của cây thuốc/ vị thuốc trong bài thuốc
Phương pháp xác định tên khoa học của cây thuốc theo đặc điểm thực vật, kết hợp với các chuyên gia về thực vật học tại các đơn vị Viện Dược liệu, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trường Đại học Dược Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Cao Bằng rất đa dạng, phong phú về nguồn gen cây thuốc, đồng thời cũng rất phong phú và đặc sắc về tri thức sử dụng cây thuốc trong chăm sóc sức khỏe. Có nhiều cây thuốc là thế mạnh của địa phương, có nhiều điều kiện để phát triển vùng trồng các cây thuốc thế mạnh làm nguồn nguyên liệu cho sử dụng thuốc theo y học cổ truyền, đồng thời để phát triển chăm sóc sức khỏe. Giải pháp cho việc phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ đem lại lợi ích cho địa phương và người dân về nhiều mặt, gồm môi trường, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội là điều rất cần phải thực hiện sớm.
Phương Thiện Thương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm