Phụ nữ mang thai thì nên giữ dáng bằng cách nào?
Chiến lược tăng cân
BSCKI Nguyễn Trọng Hùng, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), chia sẻ: "Phụ nữ nên có chiến lược tăng cân trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của con mà không bị béo phì".
Cụ thể, những người nhẹ cân (chỉ số BMI nhỏ hơn 19.8), nên hạn chế mức tăng trọng lượng trong khoảng 13-18 kg. Người có cân nặng trung bình (BMI từ 19.8 đến 26), mức tăng cân hợp lý là 11-16 kg. Phụ nữ thừa cân (BMI lớn hơn 26), mức tăng tốt nhất là 7-11 kg.

BSCKI Nguyễn Trọng Hùng khuyên phụ nữ mang thai nên có chiến lược tăng cân hợp lý nếu muốn duy trì vóc dáng. Ảnh: Quốc Toàn.
Theo bác sĩ này, phụ nữ mang thai cần tính toán lượng đồ ăn để đảm bảo tăng cân có kế hoạch. Dẫu vậy, việc làm này chỉ ở mức độ tương đối do rất khó xác định chính xác lượng thức ăn nạp vào. BS Hùng gợi ý các bà mẹ nên duy trì khoảng 2.000 calories/ngày trong 3 tháng đầu tiên và tăng thêm 200 calories/ngày ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Ăn, tập thế nào để mẹ và con đều khỏe?
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hùng khuyến cáo: "Người mẹ nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính như thông thường. Ngoài việc giữ dáng, thói quen này giúp hạn chế tiểu đường khi mang thai".
Ngoài ra, để duy trì vóc dáng cân đối, huấn luyện viên Phương Thủy (Hà Nội) chia sẻ: "Các loại rau có màu xanh đậm như cần tây, măng tây, cải bó xôi, rau bina, cải kale, súp lơ... chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai nhi, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng không gây tăng cân".

Phụ nữ mang bầu vẫn có thể duy trì duy trì sức khỏe và hạn chế lượng mỡ thừa trong thai kỳ nếu có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Ảnh: The Bump.
Để kiểm soát cân nặng, các bà bầu nên lựa chọn các loại hoa quả ít ngọt, nhiều vitamin như bưởi, cam, dưa hấu, cherry, dâu tây, việt quất...
Bên cạnh đó, phụ nữ mang bầu trong giai đoạn thai nghén thường thèm đồ ăn vặt, bánh kẹo, thức ăn nhanh. Thói quen này làm cân nặng tăng nhanh và rất khó kiểm soát.
Theo huấn luyện viên Phương Thủy, các bà mẹ nên hạn chế đồ ăn vặt không lành mạnh và thay thế bằng trái cây, sữa chua, chocolate hay các loại hạt.
Ngoài ra, để hạn chế ăn vặt, phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,5-3 lít nước/ngày. Uống đủ nước còn giúp các bà mẹ bổ sung nước ối, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cuối cùng, phụ nữ khi mang thai nên xây dựng chế độ tập luyện trước và trong thai kỳ phù hợp với thể trạng của mình để tối ưu việc duy trì vóc dáng. Tập luyện đều đặn giúp cơ thể săn chắc, tăng sức khỏe trong suốt thời kỳ thai nghén và hỗ trợ quá trình sinh con dễ dàng.
Huấn luyện viên này khẳng định: "Việc tập luyện chăm chỉ là nền tảng để các bà mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh nhất".

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm