Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê phẫu thuật cho bệnh nhân nữ 23 tuổi chửa sừng tử cung

Ngày 24/9, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê phẫu thuật cho bệnh nhân NTN, 23 tuổi. Bệnh nhân chậm kinh 3 tuần, đau bụng vùng hạ vị, thử thai nhanh cho kết quả 2 vạch. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chửa sừng tử cung phải và tiến hành phẫu thuật cắt khối chửa sừng tử cung phải.
25/09/2023 16:34

Chửa sừng tử cung là gì?

Theo BSCKI. Hoàng Thị Ngọc Lan, Phó trưởng khoa CSSKSS: Bình thường, thai làm tổ ở giữa buồng tử cung, nhưng vì một lý do nào đó mà thai làm tổ ở một góc thì lúc đó gọi là chửa góc tử cung hay chửa sừng tử cung. Khi thai phát triển to dần, vị trí kẽ vòi tử cung không còn phù hợp với kích cỡ này của thai nên cơ tử cung ở đoạn góc sừng sẽ bị phồng và giãn ra, tới một mức độ nhất định, có thể là vài tuần hoặc có trường hợp thai tồn tại đến 4 hoặc 5 tháng khối thai sẽ vỡ và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.

z4725309084251_15bdd08ba77934444d91988d10f59301

Ca phẫu thuật nội soi cắt khối chửa sừng tử cung phải tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê

Điều trị thai sừng tử cung?

Việc phẫu thuật chửa sừng tử cung tương đối khó do khi thai làm tổ mạch máu tăng sinh, bất kỳ can thiệp nào tới khối thai cũng sẽ gây chảy máu, có thể không cầm được máu bắt buộc phải cắt tử cung của người bệnh. Vì vậy, phẫu thuật nội soi thắt túi và cắt góc là phương pháp tối ưu giúp người bệnh hạn chế bị chảy máu, mất máu trong quá trình phẫu thuật, sau mổ, người bệnh cũng ít đau và phục hồi sức khỏe nhanh hơn so với phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở.

Phát hiện sớm thai ngoài tử cung

Bác sĩ Lan cũng khuyến cáo: phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi thấy chậm kinh từ 7 - 10 ngày cần đi siêu âm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai. Khi phát hiện thai ngoài tử cung (thai làm tổ ở vòi tử cung, ở góc sừng/đoạn kẽ hoặc làm tổ ở đoạn ống cổ hay vết mổ tử cung cũ...) nếu được xử trí sớm thì sẽ tránh được các biến chứng nặng nề.

Theo Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê

comment Bình luận

largeer