Sau khi ăn đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Có thể bạn chưa biết, đối với tình trạng cơ thể ở những lúc khác nhau thì sẽ có lượng đường huyết an toàn, bình thường là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này cũng như lượng đường huyết như thế nào là an toàn thì cùng tìm hiểu chỉ số đường huyết là gì?
10/09/2018 23:20

Chỉ số đường huyết sau khi ăn bao nhiêu là bình thường?

Có thể bạn chưa biết, đối với tình trạng cơ thể ở những lúc khác nhau thì sẽ có lượng đường huyết an toàn, bình thường là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này cũng như lượng đường huyết như thế nào là an toàn thì cùng tìm hiểu chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là khái niệm chỉ lượng đường (glucozo) trong cơ thể. Lượng đường này trong máu có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, đặc biệt là hoạt động của thần kinh hay não bộ. Hay nói cách khác, chúng có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng, mà nếu có lượng đường này quá cao hay quá thấp đều gây rắc rối cho cơ thể.

Sau khi ăn đường huyết bao nhiêu là bình thường?– tăng đường huyết

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), lượng đường huyết trong máu phải nằm trong ngưỡng an toàn quy định bao gồm:

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l);
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l)

Theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sau khi ăn lượng đường không được vượt quá 180mg/dl (10mmol/l). Ngoài ra, lượng đường huyết an toàn trước bữa ăn và sau bữa ăn có thể dao động đối với hơn đối với ngưỡng an toàn kể trên.

Cụ thể, bạn không nên để cơ thể bị tụt đường quá 70mg/dL và tăng quá 126mg/dl, đối với trước bữa ăn. Và lượng đường huyết không nên thấp hơn 130mg/dl và vượt quá 180mg/dl sau khi ăn. Vì nếu để cơ thể phải tích tụ lượng đường quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho cơ thể.

Lưu ý, lúc đo chỉ số đường huyết bạn phải để ý xem thời gian đo là khi nào, tâm trạng, trạng thái sinh lí cơ thể lúc đó ra sao. Chính những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo cũng như đối chiếu của bạn.

Nếu chỉ số đường huyết không nằm trong ngưỡng an toàn sau ăn thì như thế nào?

Nếu như sau bữa ăn từ 1 -2 giờ mà cơ thể có lượng đường huyết quá thấp thì cơ thể bạn đã bị hạ đường huyết, còn nếu chỉ số đường huyết quá cao thì bạn đã bị tăng đường huyết.

Hạ đường huyết

Đây là biểu hiện của việc bạn đã ăn không đúng bữa hay nhịn ăn, bỏ bữa. Lượng đường của bữa ăn không được cung cấp cho cơ thể của bạn, chính vì vậy mà lượng đường huyết trong cơ thể lại xuống thấp quá mức.

Hạ đường huyết có thể khiến cho cơ thể gặp phải những biểu hiện bao gồm: thường xuyên cảm thấy cồn cào, sốt ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh run tay, đánh trống ngực, lã mồ hôi...

Tăng đường huyết

Một trong các nguyên nhân khiến lượng đường huyết trong máu tăng là do Insulin không được bài tiết đủ, để giải quyết lượng đường trong máu. Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh nguy hiểm là tiểu đường. Lượng đường huyết tăng tích tụ trong cơ thể lâu ngày là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong cơ thể tăng nhanh – đường là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn đường huyết bao nhiêu là bình thường? - chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng đường huyết

Nếu như bạn không may có lượng đường trong máu cao thì nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể, thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng...  để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

comment Bình luận

largeer