Sau sinh ăn cà tím được không?

Sau sinh ăn cà tím được không? Chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh cà tím không tốt cho sản phụ cả. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ sau sinh không nên ăn cà tím. Vậy bà đẻ có nên ăn cà tím không?
14/02/2018 17:00

Cà tím có tốt cho sức khỏe không?

Cà tím là món ăn tuyệt vời cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền thì cà tím là loại quả có vị ngọt, tính mát. Do vậy nó có tác dụng hanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung.

Cà tím còn được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét...

Sau sinh an ca tim duoc khong

Sau sinh ăn cà tím được không? cà tím là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu thì trong cà tím chứa hàm lượng vitamin PP khá cao (trong 1.000g cà tím chứa tới 72g vitamin P). Do vậy loại quả này có tác dụng ăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết.

Đặc biệt phải kể đến chất nightshadesoda có trong cà tím. Chất này có công hiệu chống ung thư trên thực nghiệm cho thấy có khả năng ức chế sự tăng sinh các tế bào trong khối u thuộc hệ thống tiêu hóa. Do vậy nó còn được sử dụng nhiều trong phù trợ cho các bệnh nhân bị ung thư hay u bướu.

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Nhật Bản thì cà tím còn có khả năng  phòng ngừa bệnh ung thư. Nguyên nhân là trong loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Cà tím còn có khả năng giảm cholesterol trong máu rất tốt. Do loại quả này có chứa nhiều nước và chất xơ. Cũng chính vì lý do đó mà ăn cà tím không hề tăng cân bởi chúng cũng ít calo.

Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu.

Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt.

Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.

Bà đẻ có nên ăn cà tím không?

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia, cà tím lại không tốt cho phụ nữ sau sinh. Do vậy, phụ nữ sau khi sinh nên hạn chế ăn cà tím.

Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa cũng như ức chế các tế bào ung thư. Nhưng chất này cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp và có tác dụng gây mê.

Nếu bạn ăn quá nhiều cà tím có thể gây ngộ độc. Do Solanine lại không hòa tan trong nước nhiều nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này. Để  giảm chất này bạn có thể cho thêm giấm vào khi chế biến để thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Tuy nhiên cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào.

Trong cà tím còn có nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

Sau sinh an ca tim duoc khong 1

Sau sinh ăn cà tím được không? theo các chuyên gia dinh dưỡng thì Sản phụ không nên ăn cà tím

Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.

Thêm nữa, lá lốt vốn có tác dụng hạn chế tiết sữa nên nếu đang cho con bú mà vẫn thèm và muốn ăn cà tím, bạn không nên cho lá lốt vào.

Đối với phụ nữ sau sinh hiện chưa có công trình nghiên cứ nào khẳng định cà tím không tốt cho sản phụ đang cho con bú. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ không nên sử dụng cà tím.

Với phụ nữ có thai nếu muốn ăn cà tím thì nên nấu chín để hấp thụ được dưỡng chất. Trong cà tím có chứa nhiều axit folic.

Bên cạnh đó thì ăn cà tím còn có thể ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi và axit folic còn giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu.

Cà tím còn rất tốt cho những thai phụ mắc bệnh tiểu đường bởi cà tím chứa lượng chất xơ cao, với chỉ số glycemic thấp (những loại rau củ chứa glycemic thấp đều có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa).

Tuy nhiên,  các bà bầu mắc bệnh thận thì không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao. Đây là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây nên sỏi thận.

Tuy nhiên bà bầu không nên ăn cà tím tái, dạng ngỏi, dạng muối và ăn với số lượng vừa phải. Còn với các sản phụ thì tốt nhất không nên ăn món ăn này.

comment Bình luận

largeer