Tác dụng của huyệt Thương Khâu cho hệ tiêu hóa

Huyệt Thương Khâu là huyệt đạo nằm gần mắt cá chân, có mối quan hệ mật thiết về hệ tiêu hóa và nhiều kinh mạch trong cơ thể. Do đó thường được dùng để điều trị các chứng đầy hơi, tiêu chảy, nóng ruột, bực bội,…
26/08/2022 15:21

Huyệt Thương Khâu là gì? Vị trí

Thương Khâu hay còn được gọi là Thương Khưu, Thương Kheo, là một trong 108 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Theo các chuyên gia, tên huyệt đạo này được bắt nguồn từ Thương trong từ Phế, mà Phế lại là con của Tỳ. Ngoài ra, do nằm đối diện huyệt Khâu Khư nên huyệt vị này được gọi là luôn Thương Khâu.

Theo các Văn Thư Cổ ghi lại, huyệt Thương Khâu có nguồn gốc từ Thiên Bản Du, là huyệt thứ 5 của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả. Huyệt vị này thường được ứng dụng để châm cứu trong trị liệu các bệnh về xương khớp hoặc cơ co thắt trong vùng kinh Tỳ.

huyet-thuong-khau

(Ảnh minh họa)

Trường hợp tiến hành giải phẫu, người bệnh sẽ thấy phía dưới da là phần trên của cơ chân sau, sát với lõm của khớp tại sên và thuyền. Thần kinh vận động cơ của huyệt vị này là nhánh của dây chày sau. Vùng da được điều tiết từ đoạn thần kinh L4 hoặc L5.

Tuy nhiên cũng giống như các huyệt vị khác trên cơ thể, huyệt Thương Khâu khi muốn tác động cần phải xác định được chính xác vị trí huyệt đạo. Cụ thể:

- Huyệt vị này nằm tại phần lõm phía dưới và phần trước của mắt cá chân.

- Để biết đã xác định đúng hay chưa, người bệnh chỉ cần quan sát huyệt vị trên cao sẽ thấy gân cơ chân sau, sát khe của khớp gót chân, sên và thuyền.

Tác dụng và cách phối huyệt trong trị bệnh

Huyệt Thương Khâu nằm ở gần mắt cá chân nên có khả năng rất tốt trong việc Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ. Thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm dạ dày, viêm đường ruột, suy giảm tính năng tiêu hóa và đau mắt cá chân. Ngoài ra, theo các chuyên gia y học cổ truyền, nếu tác động đúng cách huyệt Thương Khâu còn có khả năng:

- Tăng hoạt động của tạng Tỳ, giúp loại bỏ đàm khí ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu.

- Giúp ổn định tâm trí, xua tan mệt mỏi, giảm bớt căng thẳng và lo âu.

- Đặc biệt huyệt vị này còn có khả năng cải thiện các triệu chứng liên quan đến giọng nói, căng cứng gốc lưỡi, mất giọng đột ngột.

Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với các huyệt vị khác trong cơ thể như:

- Phối với huyệt Âm Lăng Tuyền để trị chứng tiêu chảy.

- Phối với huyệt Âm Cốc, Âm Lăng Tuyền, Khúc Tuyền để trị chứng đầy bụng, khó tiêu.

- Phối với huyệt Thông Cốc, U Môn để trị chứng hay nôn mửa.

- Phối với huyệt Kinh Cốt, Thừa Cân, Thừa Sơn để trị chứng chân co quắp.

- Phối với huyệt Nhật Nguyệt để trị chứng vui, buồn quá mức.

- Phối với huyệt Phục Lưu để trị bệnh trĩ nội.

- Phối với huyệt Khúc Mấn để trị chứng cấm khẩu.

- Phối với huyệt Giải Khê, Khâu Khư để trị chân đau cơ bắp.

- Phối với huyệt Tam Âm Giao trị táo bón do Tỳ hư.

- Phối với huyệt Cách Du, Dương Phụ, Nội Quan, Tỳ Du, Vị Du để trị bệnh đau dạ dày.

- Phối với huyệt Dương Lăng Tuyền, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý để trị chứng chân sưng phù.

- Phối với huyệt Âm Lăng Tuyền, Thiên Xu trị ruột viêm mãn tính.

Cách day ấn huyệt Thương Khâu và những lưu ý quan trọng

Huyệt Thương Khâu là huyệt vị dễ xác định và có nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh lý. Do vậy người bệnh có thể tham khảo cách tác động dưới đây nhằm điều trị bệnh lý của mình.

- Trước khi thực hiện day ấn, bấm huyệt Thương Khâu bạn cần xác định được vị trí chính xác huyệt vị.

- Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái bấm và day huyệt liên tục từ 1-3 phút.

- Kết hợp day cùng lúc huyệt vị ở hai bên chân, mỗi ngày thực hiện khoảng 3-5 lần, mỗi lần tối đa 3 phút.

- Khi bấm huyệt nên dùng lực vừa đủ, khi thấy tê mỏi thì ngừng.

* Lưu ý: Tuyệt đối không day ấn, bấm huyệt vị khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có vết thương hở dưới da. Nói không với rượu bia và các chất kích thích trong quá trình trị liệu. Trường hợp nếu đang quá no hoặc quá đói người bệnh không nên tác động lên huyệt vị này để tránh gây hại cho dạ dày.

Như vậy có thể thấy, huyệt Thương Khâu là huyệt vị dễ tác động và khá an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành liệu pháp này.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer