Tác hại bất ngờ của trà xanh
Tác hại bất ngờ của trà xanh
Bạn có phải là người thích uống trà? Trên thực tế cũng có nhiều người còn cảm thấy họ không thể làm việc và thiếu minh mẫn nếu không được uống trà. Dĩ nhiên trà rất có lợi cho sức khỏe, nó như một chất chống oxy hóa cho cơ thể và các chất catechins có trong trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho quá trình trao đổi chất tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích được kể trên thì trà cũng mang lại nhiều rủi ro nếu bạn uống theo những cách "sai quá sai" dưới đây:
- Uống trà nước đầu
Khi pha trà, nên đổ bỏ nước đầu – trạng thái mới đổ nước sôi vào trà. Đây là cách “rửa” trà, loại bỏ những chất dư thừa trước khi uống.
Các chuyên gia cảnh báo, các quy trình sản xuất trà hiện nay trải qua khá nhiều công đoạn gia công, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu… có thể gây độc tính mãn tính, đặc biệt đối với trẻ em.

- Uống trà nóng vừa pha (trên 62 độ C)
Trà thường được pha với nước có nhiệt độ cao, vì vậy khi vừa pha xong, không nên uống ngay khi quá nóng. Trà quá nóng có thể gây kích thích mạnh trong cổ họng, thực quản và dạ dày. Nên uống trà có nhiệt độ ở mức dưới 56 độ C.
- Uống trà buổi sáng sớm
Trà được xem là chất lợi tiểu tự nhiên của cơ thể, giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bạn đã bị mất một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước. Do đó, nếu bạn tiếp tục uống trà vào sáng sớm có thể làm cơ thể tiếp tục mất nước quá mức, dẫn đến chuột rút. Việc uống trà ngay khi vừa thức dậy có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, điều này có thể làm bạn thấy buồn nôn và bồn chồn.
- Pha trà quá đặc
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine và theophylline – những chất có tính kích thích mạnh. Việc uống trà quá đặc có thể gây mất ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt, đau dạ dày.

- Pha trà đã bị biến chất
Nếu như bảo quản trà không đúng cách, chúng nó thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc gây bệnh đường ruột, viêm gan…
- Uống trà sau bữa ăn
Người Việt Nam thường có thói quen uống trà sau bữa ăn, nhiều quán ăn, quán cà phê hiện nay cũng phục vụ trà đá là chính chứ không phải là nước lọc. Người ta cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại.
Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu sẽ gây thiếu hụt sắt, thậm chí, uống trà sau bữa ăn lâu sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Bạn nên uống trà cách một giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói hoặc quá no.

- Uống trà khi bụng đói
Uống trà khi đói là một trong những thói quen không tốt gây sức khỏe. Việc uống trà khi đói khiến cơ thể bị cồn cào, khó chịu, gây hại cho dạ dày, lá lách… Trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy những người bị thiếu máu càng tuyệt đối không nên uống trà khi bụng đói nhé.
- Pha trà quá nhiều lần
Trà đun đi đun lại không chỉ giảm chất lượng mà còn gây ra những tác dụng xấu cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích. Lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3 %. Nếu cứ đun đi đun lại, các chất độc sẽ tiết ra gây hại sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người không nên đun lại trà quá 3 lần.

- Uống trà lạnh
Cụ thế là trà đá, đây là sở thích của nhiều người nhưng các chuyên gia sức khoẻ cho rằng trà nên uống ấm sẽ tốt hơn, khiến cho tinh thần sảng khoái, thư giãn, minh mẫn, tỉnh táo. Nếu uống trà quá lạnh, cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, viêm nhiễm.
- Uống trà pha sẵn để lâu
Không ít người cho rằng trà pha xong uống trong vòng 24 tiếng là được, tuy nhiên điều đó là sai lầm. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng trà pha để lâu (qua đêm) thì lá trà sẽ tự động chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi sinh vật xâm nhập, không có lợi cho đường ruột, có thể gây bệnh tiêu hóa.
Trà rất có lợi cho sức khoẻ, nó chứa chất chống oxy hoá và các chất catechins có trong trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên ngoài những lợi ích được kể trên thì trà cũng mang lại nhiều rủi ro cho cơ thể nếu bạn dùng không đúng cách.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am