Tác hại chết người của đường hóa học

Đường hóa học có độ ngọt gấp nhiều lần đường thông thường, giá thành rẻ nhưng những tiềm ẩn nguy hại về sức khỏe của phụ gia này khiến con người ghê sợ.
25/09/2020 16:11

Đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng

Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam.

Khó tránh khỏi nguyên nhân loại đường độc hại này vẫn có mặt trên thị trường bởi giá thành rẻ. Nhiều món ăn đường phố quen thuộc với người dùng như ngô, khoai, sắn, luộc hoặc một số loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc vì lợi nhuận mà người bán đã "thổi" độ ngọt của đường hóa học vào sản phẩm, "lừa miệng" người tiêu dùng.

duong hoa hoc

Hình minh họa.

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), đường hóa học có giá rất rẻ nên thường bị người tiêu dùng lạm dụng. Nhiều loại đường hóa học ngày nay đã bị cấm không sử dụng, một số loại vẫn cho dùng nhưng phải dùng đúng đối tượng. Ví dụ như đường cyclamate đã từng bị cấm sử dụng một thời vì có thể gây ung thư, sau đó lại được cho sử dụng. Điều này đã bị cấm tuyệt đối ở những nước tiên tiến.

"https://suckhoecongdongonline.vn/cach-nhan-biet-o-mai-ngam-duong-hoa-hoc-d54238.htmlĐường hóa học có thể gây ung thư đã được chứng minh trong thực tế, do đó phải sử dụng đúng đối tượng và hàm lượng, dùng đúng trong các loại thực phẩm nhất định chứ không phải thích cái nào thì dùng vào cái đó. Tuy nhiên, ở nước ta, nguy cơ dùng đường hóa học cho tất cả các đối tượng là điều khó tránh khỏi, ví như đường cyclamate chỉ dùng trong ăn kiêng nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong cả nước giải khát, bánh kẹo, không phân biệt đối tượng người lớn lẫn trẻ em nên rất nguy hiểm", PGS.TS Trần Đáng nói.

Cùng quan điểm, theo Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, giảng viên khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm, ĐH Nguyễn Tất Thành, TP HCM, các loại đường hóa học chỉ tạo vị ngọt, không có trong tự nhiên, không có giá trị dinh dưỡng và không chuyển hóa được, thường được dùng trong điều trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường. Có tới 500 loại đường hóa học, trong đó chỉ một số loại được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng, gồm: manitol, acesulfam kali, aspartam, isomalt, saccharin (và các muối Na, K, Ca của nó), sorbitol, sucralose.

Một trong những loại đường hóa học bị cấm được sử dụng nhiều nhất là sodium cyclamate. Các nhà sản xuất sử dụng cyclamate vì hai yếu tố: nó ngọt gấp 500 lần đường mía, nhập khẩu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, giá thành hạ, phí vận chuyển thấp, mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Trong khi đó, chất tạo ngọt cyclamate vào cơ thể được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi, dị dạng bào thai trên thực nghiệm.

 Xuân Lam

comment Bình luận

largeer