Tác hại từ thói quen cắn móng tay của trẻ
Cắn móng tay là triệu chứng của stress
Theo các bác sĩ nhi khoa thì hiện nay có khoảng 30-60% trẻ em từ độ tuổi 5-10 cắn móng tay. Triệu chứng này dễ gặp cả ở bé trai và bé gái, và nó phát triển hơn ở các bé trai khi độ tuổi càng lớn. Và thói quen cắn móng tay này có thể được coi là biểu hiện điển hình của stress và phổ biến ở trẻ. Cắn móng tay được xếp vào loại một trong những rối loạn kiểm soát xung động, bao gồm những hành vi lặp lại nhằm lên cơ thể.

Tác hại từ thói quen cắn mong tay của trẻ. Tình trang stress dễ dẫn tới việc trẻ cắn móng tay
Có một lý do khác khi trẻ cắn móng tay là do trẻ bắt chước bố mẹ, người thân xung quanh. Trẻ thường làm vậy để gây sự chú ý với người khác hoặc do là phẩn ứng của bố mẹ. Và việc này được xem như là hành vi học tập và bắt chước, nó không chỉ để giải tỏa lo lắng mà còn là một trò đùa vui của trẻ.
Trẻ cắn móng tay sẽ thường là những bé chịu áp lực lớn, và bé không biết tại sao mình lại cắn móng tay và làm sao để bỏ được thói quen này.
Ở người lớn hiện tượng cắn móng tay cũng xảy ra nhiều và thói quen này còn khiến gây mất thẩm mỹ cũng như cảm giác tự ti, lo âu dẫn đến xấu hổ, xa tránh xã hội.

Tác hại từ thói quen cắn mong tay của trẻ? Việc cắn móng tay ở trẻ cũng có thể do bắt chước người lớn
Ngoài tật cắn móng tay ra thì khi trẻ bị mắc chứng rối loạn kiểm soát xung động cũng mắc các tật khác như: bứt da tay, giật tóc, cấu da... theo các chuyên gia thì đây là một bệnh lý do rối loạn tâm thần, mà ở bệnh nhân xuất hiện những cơn bộc phát hành vi xung động không thế kiềm chế hay kiểm soát được. Và những hành vi này có thể gây nguy hại cho cả bệnh nhân hoặc những người xung quanh.
Chứng rối loạn kiểm soát này có thể mắc ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng sẽ thường xuất hiện ở thời thơ ấu. Và nó có ảnh rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là công việc và học tập.
Bệnh càng lâu, càng khó bỏ
Khi trẻ bị căng thẳng, stress thì trẻ thường có các hành động trở thành thói quen như bứt tóc, bóc da tay... nhưng thường thấy nhất vẫn là thói quen cắn móng tay. Đây là thói quen phổ biến và cũng thường hết khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp là trẻ không bỏ được và vẫn duy trì thói quen cho đến lớn.
Một trong những lý do dẫn tới việc trên là do sự thờ ơ, xem nhẹ thói quen này không nghiêm trọng. Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng bởi thói quen này càng để lâu thì càng khó bỏ, mà trẻ thường sẽ không có ý thức về việc này, dẫn tới hình thành một thói quen không bỏ được khi đã trường thành.

Tác hại từ thói quen cắn mong tay của trẻ. Bọc đầu ngón tay trẻ lại để giúp con " cai nghiện" cắn móng tay
Để giúp con "cai nghiện" cắn móng tay việc đầu tiên là cha mẹ cần giúp con ý thức được những tác hại xấu của thói quen này. Sau đó lên lôi cuốn trẻ vào những trò chơi, hoạt động chân tay bổ ích để bé không có cơ hội và quên đi việc cắn móng tay.
Điều chú ý là cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn tới con cái, tránh để con bị căng thẳng, lo âu. Bởi những lúc tâm lý trẻ rơi vào căng thẳng thì những hành động như cắn móng tay sẽ giúp trẻ được yên tâm, bớt cô đơn, buồn chán hơn. Và chuyện này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ hình thành thói quen không bỏ được.
Cắn móng tay gây ảnh hưởng tới răng khớp và dễ nhiềm trùng
Mọi người thường thơ ơ trước thói quen này và ít ai biết được tác hại nghiêm trọng của việc cắn móng tay. Thói quen tưởng chừng vô hại này lại cực kỳ có hại, trước tiên là nó ảnh hưởng tới răng miệng. Nó là cho răng dễ bị rạn nứt, bào mòn, và nếu để lâu có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến việc nhai và cách phát âm.
Thứ hai là trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh giun sán, ký sinh trùng. Theo nghiên cứu thì ở móng tay lượng vi khuẩn nhiều gấp đôi ở bàn tay, và du có rửa sạch tay đi nữa thì vi khuẩn ở móng tay vẫn sẽ còn. Vì vậy khi trẻ đưa tay lên miệng cắn sẽ có nguy cơ cao nhiễm giun sán từ tay vào cơ thể.

Tác hại từ thói quen cắn mong tay của trẻ. cắn móng tay khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và giun sán
Tác hại nữa là thói quen này sẽ gây ra nhiễm trùng da. Việc cắn móng tay sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ miệng đến những vùng da nhôm nhở do bị cắn và gây nhiễm trùng, chủ yếu là ở các móng tay, móng chân, mô mềm móng tay. Khi bị nhiễm trùng thì xung quanh chân móng và mô mềm móng bị sưng tây, đỏ đau và có thể xuất hiện mủ.
Ngoài ra việc cắn móng tay còn rất có hại cho đường tiêu hóa, tới thẩm mỹ…. Vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý nhiều hơn tới con nhỏ. Quan sát nếu con có những hiện tượng bất thường cần kiểm soát và sửa cho bé ngay từ lúc thói quen mới hình thành. Để làm được việc này thì điều đầu tiên cha mẹ nên lắng nghe và xem xét nguyên nhân khiến trẻ có những hành động như vậy.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm