Tăng cường kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Chương trình tập huấn dành cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và giáo viên phụ trách công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin trong giáo dục. Nội dung tập huấn tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo mật thông tin nhà trường, đồng thời tạo môi trường học tập và vui chơi an toàn cho trẻ em và học sinh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GDĐT nhấn mạnh: "Trong thời đại công nghệ 4.0, môi trường mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt với các em học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghệ mang lại, môi trường mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tiếp cận thông tin độc hại, lạm dụng dữ liệu cá nhân, hay các hành vi xâm phạm quyền trẻ em như bắt nạt, lừa đảo, và nguy cơ nghiện mạng".
Ông Nguyễn Xuân An Việt cho rằng, trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Bộ GDĐT)
Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên - những người chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em nói chung, đặc biệt là trong môi trường mạng. Cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cán bộ quản lý và giáo viên có thể hướng dẫn, bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ từ không gian mạng. Đồng thời, cũng thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đảm bảo an toàn mạng cho trẻ em.
“Qua buổi tập huấn này, mong rằng các thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục sẽ hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, đồng thời áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế. Các thầy cô chính là những người trực tiếp định hướng và dẫn dắt thế hệ trẻ, giúp các em tự tin hội nhập vào thế giới số nhưng vẫn giữ vững giá trị nhân văn và đạo đức", ông Nguyễn Xuân An Việt chia sẻ.
Tại hội nghị, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã báo cáo chuyên đề "bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Nhận diện nguy cơ và biện pháp phòng ngừa".
Thiếu tá Đào Mạnh Tú cho biết: Tình trạng an toàn mạng đối với trẻ em tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp. Các em tiếp cận Internet từ rất nhỏ, nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng. Điều này dẫn đến việc trẻ em trở thành đối tượng dễ bị tổn thương, thậm chí trở thành nạn nhân của các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trực tuyến.
Hiện tại, sự gia tăng của những nội dung không phù hợp và thông tin độc hại trên mạng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Do còn thiếu kinh nghiệm và khả năng phân tích, trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các nội dung tiêu cực này, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến tư duy và tâm lý. Những tác động đó có thể kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của các em trong tương lai.
Trình bày chuyên đề “giải pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong lĩnh vực giáo dục”, TS Lê Hoàn, Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Điện lực cho rằng, bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần ưu tiên xây dựng những chương trình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, xem đây là một phần quan trọng trong sứ mệnh giáo dục toàn diện. Nhà trường nên chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo và hoạt động tuyên truyền nhằm trang bị cho học sinh, giáo viên, và phụ huynh những kiến thức cần thiết về an toàn mạng.
Mục tiêu của các chương trình này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức về các nguy cơ trên không gian mạng, mà còn hướng tới việc xây dựng kỹ năng thực tiễn giúp trẻ em tự bảo vệ mình, đồng thời định hướng thói quen sử dụng công nghệ một cách lành mạnh và sáng tạo. TS Lê Hoàn nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, giáo dục không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên ngành mà còn cần tạo dựng một môi trường mạng an toàn, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức cho thế hệ trẻ.
Trung tâm Truyền thông và Sự kiện

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am -
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Vào tối ngày 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu - là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.April 11 at 11:30 am