Tê bì chân tay - Có thể là dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm?

Tê bì chân tay là triệu chứng rất phổ biến, là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tê chân tay nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm .
31/07/2021 11:19

Nguyên nhân bị tê bì tay chân

Nguyên nhân sinh lý

Chủ yếu là do người bệnh hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến tê ở tay, chân. Nguyên nhân là do máu không lưu thông được bình thường. Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể gây tê tay, tê chân. Một số người nhạy cảm, khó thích ứng khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường cũng có thể dẫn đến tê bì tay chân như khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Nguyên nhân bệnh lý

Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý, thậm chí là những bệnh nguy hiểm.

45

Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa đốt sống: Khi bị thoái hóa đốt sống, dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, gây cản trở đến sự lưu thông máu;

Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống;

Bệnh tim mạch: Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi tim hoạt động kém sẽ dẫn đến máu không lưu thông tốt và gây tê bì tay chân:

- Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp háng, khớp đầu gối bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê tay, tê chân và gây hạn chế vận động;

- Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương;

- Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm sẽ gây tê bì tay chân, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí;

- Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Cột sống thu nhỏ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép và gây tê bì tay chân;

- Xơ vữa động mạch: Bệnh lý này gây hẹp lòng mạch và chèn ép những dây thần kinh chạy qua; Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, dẫn đến rối loạn cảm giác…

Triệu chứng bệnh tê bì tay chân

44

Tê bì, cảm giác châm chích nóng bỏng các ngón tay- Cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị

- Triệu chứng đầu tiên là đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên;

- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò;

- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh;

- Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm;

- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động;

- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn;

- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ;

- Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.

Hiện tượng tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu hiện tượng tê bì tay chân lặp lại thường xuyên, kèm với những triệu chứng dưới đây: Chân tay bị tê rát, cảm giác bị châm chích, nóng do các rễ thần kinh đã bị tổn thương; Mất cảm giác ở các chi; Chân, tay tê buốt, đau nhức, ban đầu thường xuất hiện ở một điểm sau đó, có thể lan sang các vùng khác gây khó khăn cho quá trình vận động; Tay, chân bị chuột rút, bắp tay, bắp chân bị co thắt đột ngột;  Tê bì chân tay kèm theo triệu chứng hay quên, đau đầu, chóng mặt, có thể bị khó thở hoặc tê giật; Mất kiểm soát các bộ phận như ruột và bàng quang… cần đến khám các bệnh viện để được chữa trị cụ thể.

Biện pháp khắc phục chứng tê bì tay chân tại nhà

43

Ngâm nước nóng giúp khắc phục tê bì chân

Cách khắc phục tình trạng này đơn giản nhất là bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu. Đồng thời, không nên vận động quá sức, không đứng im hay ngồi một chỗ quá lâu, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng. Nên ngâm chân nước ấm để kích thích máu huyết lưu thông; Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng cần thiết.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer