Thanh Hóa: Hàng loạt sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Sầm Sơn
Thanh tra tỉnh Thanh Hóa khẳng định, để xảy ra hàng loạt những khuyết điểm, vi phạm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn trách nhiệm thuộc Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán và cá nhân trực tiếp tham mưu.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 10/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; là Bệnh viện đa khoa hạng II, trực thuộc Sở Y tế Thanh Hóa với quy mô 160 giường bệnh.
Ngày 18 tháng 4 vừa qua, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa ra kết luận Thanh tra, phát hiện hàng loạt sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn trong những năm gần đây. Cụ thể:
Việc xây dựng kế hoạch về phòng chống tham nhũng (PCTN), thực hành tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) chưa căn cứ vào các văn bản cụ thể của nhà nước, bộ, ngành liên quan. Về chỉ tiêu biên chế được giao trong 2 năm, về cơ cấu bộ phận và cơ cấu chuyên môn chưa đảm bảo. Thông báo tuyển dụng không nêu hình thức tuyển dụng; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển. Việc niêm yết công khai chưa lập biên bản thời điểm bắt đầu công khai và biên bản kết thúc việc niêm yết công khai.
Trong Quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý của Bệnh viện có một số vị trí quy hoạch cấp trưởng, cấp phó phòng/khoa chỉ quy hoạch 01 người cho 01 chức danh là chưa đúng theo quy định về số lượng nguồn đưa vào quy hoạch tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương và quy định số 378-QĐ/TU ngày 12/9/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý. Nội dung Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác chưa nêu cụ thể những trường hợp phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật PCTN năm 2018.
Bệnh viện Đa khoa Sầm Sơn.
Kiểm tra một số bản kê khai tài sản thu nhập cho thấy: Việc kê khai có một số nội dung chưa theo Hướng dẫn kê khai trong Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ như: chưa điền đầy đủ thông tin của GCNQSD đất (cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp, tên người được cấp); loại nhà, diện tích sử dụng; kê khai cả tài sản của bố mẹ hoặc tài sản đi thuê; cộng thu nhập của người kê khai với thu nhập của vợ hoặc chồng người kê khai thành Tổng các khoản thu nhập chung; có những mục không ghi thông tin.
Trong 02 năm Bệnh viện không đạt dự toán thu từ phí, lệ phí (năm 2021 đạt 78,85% dự toán, năm 2022 đạt 84,77 % dự toán). Cụ thể: Dự toán thu từ nguồn thu phí, lệ phí năm 2021 là 36.220.000.000 đồng, thực hiện trong năm 28.559.997.927 đồng, đạt 78,85% dự toán. Dự toán thu từ nguồn thu phí, lệ phí năm 2022 là 39.476.000.000 đồng, thực hiện trong năm 33.464.061.502 đồng, đạt 84,77 % dự toán.
Việc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ. Năm 2021: Bệnh viện đã hạch toán số tiền mua tài sản 1.651.893.400 đồng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm, làm giảm lợi nhuận, dẫn đến chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương là 578.162.690 đồng, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là 1.073.730.710 đồng. Như vậy, đơn vị phải hạch toán điều chỉnh tăng nguồn cải cách tiền lương, quỹ phát tiển hoạt động sự nghiệp số tiền nói trên. Đơn vị trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 18, Nghị định 60/2021/NĐCP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: “trích tối thiểu 20%/ tổng số chênh lệch thu, chi trong năm”, cụ thể: Số tiền phải trích lập là 896.237.879 đồng; số đã trích là 36.143.257 đồng; số tiền đơn vị còn trích thiếu là 860.091.622 đồng.
Trong 02 năm, do nguồn thu không đạt dự toán, riêng năm 2022 không có chênh lệch thu chi, do đó không có nguồn để trích, quỹ bổ sung thu nhập, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Bệnh viện đã tạm chi cho cán bộ công nhân viên trong các ngày lễ, tết, thành lập ngành theo mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng lại lấy từ nguồn thu phí, lệ phí của Bệnh viện với số tiền 2.753.800.000 đồng (năm 2021 số tiền 677.100.000 đồng, năm 2022 số tiền 2.076.700.000 đồng).
Việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước: Trong 02 năm (2021 - 2022), đơn vị kê khai, nộp thuế thiếu thuế GTGT và thuế TNDN với tổng số tiền 42.099.600 đồng, gồm: Thuế GTGT là 21.847.300 đồng (Năm 2021 là 11.012.300 đồng, năm 2022 là 10.037.500 đồng); thuế TNDN là 21.847.300 đồng (Năm 2021 là 11.012.300 đồng, năm 2022 là 10.037.500 đồng). Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thu hồi số tiền 42.099.600 đồng về Tài khoản chờ xử lý của Thanh tra tỉnh, tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa.
Việc hạch toán kế toán còn chưa đảm bảo theo chế độ tài chính kế toán đối với chi phí mua sắm tài sản cố định, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Năm 2021, đơn vị trích lập thiếu Quỹ cải cách tiền lương, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Năm 2022, Bệnh viện hạch toán tài sản cố định, số tiền 792.140.000 đồng vào tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là không đúng chế độ tài chính kế toán. Như vậy, Bệnh viện phải hạch toán điều chỉnh giảm chi phí sản xuất dở dang số tiền 792.140.000 đồng.
Việc cho thuê tài sản công tại đơn vị được thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 46 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; chưa xây dựng Đề án sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017.
Thanh tra tỉnh Thanh Hóa kiến nghị đối với Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm; đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những khuyết điểm, vi phạm đã chỉ ra trong Kết luận thanh tra; điều chỉnh số liệu trên sổ sách kế toán theo quy định.
Được biết, trước đó ông Lê Thành Đồng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn đã từng bị Sở Y tế Thanh Hóa kỷ luật vì để xảy ra sai phạm khi chứng nhận đủ sức khỏe cho người bị hỏng một mắt theo học, đủ điều kiện dự thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe hạng B2./.
Nguyệt Chi
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am