Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Thành phần dinh dưỡng của rau muống rất tốt cho sức khỏe và là một món ăn ngon miệng trong thực đơn mỗi ngày. Tuy nhiên có nhiều người không nên ăn loài rau này.
10/03/2018 17:30

Thành phần dinh dưỡng của rau muống 

Trong 100g rau muống tươi có 92g nước, 3,2g protid, 2,5g glucid, 1g xenluloza, nhiều muối khoáng và vitamin (100mg canxi, 37mg photpho, 1,4mg sắt, 2,90mg caroten, 0,1mg vitamin B1, 0,09 vitamin B2, 0,7mg vitamin PP, 23mg vitamin C...).

Chất đạm có trong rau muống cũng thuộc loại quý, gồm đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết: Lysin, methionin, tryptophan, phenylalalin, threonin, valin, leucin, isoleucin, arginin và histiolin.

Với những người thiếu máu và phụ nữ mang thai, rau muốn chính là thực phẩm có nguồn sắt rất dồi dào mà mọi người nên ăn.

Ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng hỗ trợ người bị táo bón.'

thanh phan dinh duong cua rau muong

Thành phần dinh dưỡng của rau muống. Chất đạm có trong rau muống cũng thuộc loại quý, gồm đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết

Người bị say nắng thì ép rau muống hòa với muối hoặc chanh để tiêu khát, giải tỏa cơ thể.

Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Rau muống có 13 hợp chất chống oxy hóa thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, vú, dạ dày). Các chất này khi vào cơ thể sẽ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

Loài rau này cũng giàu carotenoid, vitamin A, lutein giúp bảo vệ đôi mắt. Đồng thời nó sẽ làm tăng nồng độ glutathione ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

Những ai không nên ăn rau muống

Người suy thận

Những người mắc chứng viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống. Bởi rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, canxi, Kali cao, không tốt cho người suy thận.

Người đau xương khớp

Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức. Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau, nhức mỏi xương khớp.

thanh phan dinh duong cua rau muong 1

Rau muống là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da 

Người bị tiêu chảy

Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, những người mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy ăn vào rất dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy kéo dài.

Người hay bị ngộ độc

Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính..

Người có vết thương trên da

Là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muống lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

comment Bình luận

largeer