Thành phần dinh dưỡng của củ cải
Thành phần dinh dưỡng của củ cải
Theo nghiên cứu cứ 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Lượng vitamin B, C và các khoáng chất trong củ cải có tác dụng chống virut, chống ung thư. Sở dĩ củ cải có vị cay cay là do hàm lượng dầu cải và chất glycosid - đây chính là thành phần chống ung thư. Vì thế, củ cải càng cay, càng nhiều thành phần này, hiệu quả chống ung thư càng cao.

Thành phần dinh dưỡng của củ cải. Lượng vitamin B, C và các khoáng chất trong củ cải có tác dụng chống virut, chống ung thư
Bên cạnh đó, củ cải còn có khả năng làm giảm cholesterol. Một vài nghiên cứu chỉ ra, nếu ăn nhiều củ cải sẽ àm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt).
Riêng lá của củ cải cũng là thực phẩm tốt cho cơ thể vì giàu vitamin A, C hơn các loại rau khác. Từ đó, giúp ngăn ngừa lão hóa da, vết thâm nám dần mờ đi, da luôn trắng mềm mịn. Cách tốt nhất là bạn nên thái củ cải rồi phơi khô. Mỗi lần tắm cho vào nước ngâm 15-20 phút. Lượng vitamin của củ cải sẽ làm da tươi sáng, trắng như ý.
Lợi ích tiếp theo của củ cải là chứa hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ gan khỏe mạnh. Betaine còn làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Với những người thiếu máu nên bổ sung củ cải vào bữa ăn hàng ngày, bởi loại củ này có vitamin B12 tự nhiên sẽ thúc đẩy hấp thị sắt tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin giúp lượng máu ổn định.
Ở đất nước Nhật Bản, phụ nữ thường uống nước ép củ cải trước bữa ăn để cải thiện vóc dáng mà không cần ăn kiêng kham khổ.
Lưu ý, thầy thuốc Đông Y khuyến khích mọi người nên ăn cả vỏ của củ cải. Bởi lẽ, vỏ loại củ này chiếm tới 90% thành phần dinh dưỡng (muối khoáng, photpho, sắt…). Cùng với đó, vỏ củ cải còn giúp đặc trị tiểu ra máu, đau đầu.
Các bài thuốc chữa bệnh từ củ cải
Giảm ho, tiêu đờm: Chưng cách thủy 300ml nước củ cải cùng 15g đường mạch nha, khi dùng thì nuốt từ từ. Loại thuốc này đặc biệt tốt cho người cao tuổi và trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp.
Chữa cảm mạo: Dùng 250g củ cải, 500ml nước, thêm lượng đường trắng vừa phải, đun sôi hỗn hợp trên rồi uống nước khi còn ấm.
Trị ho gà: Dùng 500g củ cải trắng, 10g quả oliu, ép lấy nước uống.

Thành phần dinh dưỡng của củ cải. Thầy thuốc Đông Y khuyến khích mọi người nên ăn cả vỏ của củ cải
Điều trị bỏng: Giã củ cải lấy nước rồi chườm vào chỗ đau.
Phòng tránh viêm màng não: Dùng 250g củ cải, 50g đậu xanh, luộc lấy nước uống.
Chữa hôi mồm, tiêu hóa kém, chướng bụng: Hạt củ cải đã sao 12g, thầm khúc
sao sém 16g, chỉ xác 8g. Sắc thật kỹ rồi uống trong ngày sẽ hết trướng bụng, dễ tiêu hóa.
Chữa lao phổi giãn phế quản: 1 cân củ cải xanh, thịt dê 5 lạng, gừng tươi, hành tươi, rượu trắng và các gia vị. Tiến hành chế biến và hâm thịt dê với củ cải xanh để ăn.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am