Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót còn có tên gọi là bồ ngót, bù ngót hay hắc diện thần (tiếng Trung Quốc). Rau ngót được trồng trên nhiều loại đất, thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở nước ta.
15/04/2018 04:59

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu canxi, nhiều sinh tố cacbon và kali. Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều vitamin A.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót: năng lượng 35kcal, đạm 5,3g, tinh bột 3,4g, tro 2,4g, canxi 169mg, sắt 2,7mg, vitamin C 185mg, vitamin PP 2,2mg, nước 86g, chất béo 0g, chất xơ 2,5g, phot pho 64,5mg, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,4mg (khoa Công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh).

Theo Đông y, rau ngót thường dùng để nấu canh, có vị ngọt, tính bình, vào kinh vị, có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Y học dân gian thường dùng rau ngót để chữa ho, viêm phổi, chữa sót rau, tưa lưỡi và hóc xương…

Rau ngót có tác dụng hành huyết nên kiêng kị cho những người đang có thai. Còn với sản phụ mới sinh xong, ăn rau ngót giúp làm tan huyết, sót rau.

Một số bài thuốc thông dụng của rau ngót:

Chữa sót rau (nhau thai)

Lấy 40g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm nước đun sôi để nguội khoảng 100ml, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau khoảng 15 phút thì nhau thai sẽ ra.

Hoặc dùng 15 hạt thầu dầu, giã nát, đắp ở gan bàn chân trong vòng 15 phút rau sẽ ra, rồi rửa sạch gan bàn chân bằng nước ấm.

thanh phan dinh duong cua rau ngot

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót. Y học dân gian thường dùng rau ngót để chữa ho, viêm phổi, chữa sót rau, tưa lưỡi và hóc xương…

Chữa tưa lưỡi ở trẻ em

Lấy 5 -10g rau ngót tươi, giã nát, vắt lấy nước, rồi lấy bông gạc vê tròn quấn vào đầu tăm/đũa rồi thấm vào nước rau đã giã, bôi lên vùng lưỡi, miệng của trẻ (nếu trẻ đang bú mẹ thì dùng khoảng 2 ngày, trẻ sẽ bú được).

Chữa hóc xương

Rau ngót lấy tươi, giã vắt lấy nước ngậm.

Chữa đái dầm ở trẻ 

Lấy 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm ít nước đun sôi để nguội, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút.

Những ai không nên ăn rau ngót

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót

Từ lâu, rau ngót được cảnh báo có thể gây sảy thai, đẻ non vì có chứa chất làm tăng co bóp tử cung. Trong rau ngót có chứa papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, gây giãn cơ trơn mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp.

Nếu dùng lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây có thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.

thanh phan dinh duong cua rau ngot 1

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót. Từ lâu, rau ngót được cảnh báo có thể gây sảy thai, đẻ non vì có chứa chất làm tăng co bóp tử cung

Người khó ngủ

Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.

Người bị thiếu canxi, còi xương

Rau ngót được chứng minh gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Trong rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều.

comment Bình luận

largeer