Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu?

Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu? Quai bị là một bệnh lành tính, thời gian từ lúc nhiễm virut đến khởi phát bệnh khá lâu vì thế nhiều người chủ quan dẫn đến biến chứng.
30/01/2018 10:33

Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu?

Quai bị là bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt do Virut (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae.

Loại virut này có thể tồn tại ở ngoài môi trường từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 20oC, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -70oC). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56oC, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.

thoi gian u benh quai bi bao lau

Thời gian ủ bệnh quai bị bao lâu? Trẻ em từ 5-8 tuổi dễ bị mắc bệnh quai bị

Trên thực tế, đây là 1 bệnh lành tính nhưng độ lây lan rất nhanh. Đối tượng trẻ em từ 5-8 tuổi dễ bị mắc quai bị nhất. Thời gian ủ bệnh quai bị khá dài từ 15-21 ngày. Người bệnh sẽ không cảm thấy biểu hiện gì lạ từ lúc mắc đến trước khi bị bệnh. Trước khi phát bệnh từ 1-2 tuần người bệnh chính là mầm bệnh có thể lây lan cho bất kì ai tiếp xúc trực tiếp với họ.1-2 ngày khởi phát bệnh, mọi người sẽ có các triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, khô miệng, ăn không ngon....

Biểu hiện và biến chứng quai bị

Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng như:

- Sưng đau vùng mang tai do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1-2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai.

- Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả hai bên.

- Có trường hợp các tuyến nước bọt vùng dưới hàm cũng bị viêm làm cho mặt trẻ sưng hai mang tai và vùng dưới hàm. Thông thường trẻ lớn hay người lớn triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ.

- Mọi người có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói. Đa số trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài một đến 2 ngày.

Bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.

Bị quai bị nên kiêng gì?

Kiêng tắm nước lạnh

Theo kinh nghiệm dân gian người bị quai bị không nên tắm nhưng thực chất khi bị bệnh thì việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ rất quan trọng. Người bệnh nên tắm rửa thường xuyên, nhưng không được tắm nước lạnh, chỉ được tắm nước ấm và tắm nhanh.

Kiêng gió

Hạn chế ra gió và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Ít vận động, thường xuyên nghỉ ngơi (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

thoi gian u benh quai bi bao lau 1

Kiêng ăn thực phẩm cay nóng

Những người bị quai bị không nên ăn cay như ớt, tiêu, tỏi...vì đồ ăn này sẽ làm cho hàm sưng đau hơn.

Kiêng ăn đồ nếp và đồ chua

Đồ nếp và thực phẩm có vị chua sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, gây đau hơn. Người quai bị nên ăn những món ăn mềm và tính mát như súp, canh, cháo...

Lưu ý:

Ngoài ra, người bị bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

comment Bình luận

largeer