Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu?
Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm và hiện nay đang có tỷ lệ người mắc khá cao. Trong những năm gần đây, sự gia tăng của số người mắc bệnh giang mai và những biến chứng nguy hiểm của loại vi khuẩn gây bệnh này đang trở thành thách thức nguy hiểm của y học hiện đại.

Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu? Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS
Điều đáng lưu ý là phần lớn bệnh nhân giang mang thường không biết mình mắc bệnh do thời gian ủ bệnh khá lâu. Triệu chứng của bệnh nhân giang mai thường không biết mình mắc bệnh do thời gian ủ bệnh khá lâu. Các triệu chứng của bệnh diễn ra âm thầm nên chúng ta chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc khắc phục.
Vậy thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Trong thời gian ủ bệnh có những dấu hiệu nào?
Bệnh giang mai là gì?
Trong các bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục thì bệnh giang mang được đánh giá là bệnh rất nguy hiểm, chỉ đứng thứ 2 sau bệnh HIV/AIDS.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn tương đối yếu và phát triển chậm. Tuy nhiên nó lại rất dai dẳng trong cơ thể người dẫn tới việc rất khó điều trị.
Đặc biệt thuốc kháng sinh hiện hành chỉ có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai ở giai đoạn sớm. Chúng không có ý nghĩa trong việc khắc phục những biến chứng mà xoắn khuẩn đã gây ra cho cơ thể bệnh nhân.
Không những vậy, khi ra khỏi môi trường cơ thể và trong điều kiện môi trường ẩm ướt, xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể tồn tại ở các vật dụng cá nhân trong thời gian dài, đủ để lây nhiễm sang người khác.
Do vậy việc điều trị bệnh giang mai cần được thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo góp phần chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
- Do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà bệnh nhân không phát hiện được triệu chứng trong thời gian ủ bệnh giang mai. Việc quan hệ với người nhiễm xoắn khuẩn giang mai khiến cho bệnh lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục ở đây được tính là cả hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng không bảo vệ.

Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu? Bệnh giang mai lây nhiễm qua đường tình dục, tiếp xúc vết thương hở của người bệnh và lây từ mẹ sang con...
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc trước khi mang thai đã bị mắc bệnh giang mai thì khả năng cao sẽ lây truyền sang thai nhi. Bệnh sẽ lấy nhiễm qua thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
- Do tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Đây là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người không để ý đến. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, ôm hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Theo các chuyên gia sức khỏe thì hầu hết các bệnh nhân bị lây nhiễm xoắn giang mai thường không biết mình bị mắc bệnh. Nguyên nhân là do thời gian ủ bệnh của giang mai thường khá lâu, nếu người bệnh không chú ý sẽ không thể phát hiện ra mình mắc bệnh.
Theo như các nghiên cứu của các chuyên gia thì thời gian ủ bệnh của từng người không giống nhau, điều này phụ thuộc vào từng cơ địa của môi người.
- Với những người có sức đề kháng kém, thời gian ủ bệnh giang mai càng nhanh và thường là sẽ vào khoảng 10 ngày.
- Đối với những người có sức đề kháng cao thì thời gian ủ bệnh sẽ lâu hơn, có thể kéo dài tới 3 tháng.
- Ở một số trường hợp đặc biệt khác thời gian ủ bệnh sẽ lâu hơn. Có thể kéo dài từ vài tháng đến hơn 1 năm. Sau đó bệnh sẽ xuất hiện luôn các triệu chứng của giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
Thông thường thì thời gian ủ bệnh giang mai sẽ dao động từ 10 đến 90 ngày.
Những triệu chứng trong thời gian ủ bệnh giang mai
Thông thường bệnh nhân mắc bệnh sẽ phát hiện triệu chứng qua 3 giai đoạn. Nếu không có sự điều trị tích cực ngay từ đầu để ngăn chặn bệnh thì việc điều trị sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu? Bệnh giang mai để lâu dễ gây ra các biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
- Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh là 10 đến 90 ngày. Lúc này người bếnh sẽ thấy xuất hiện 1 nốt sẩn giang mai ở bộ phận sinh dục. Sẩn giang mai khá nông, hơi cứng và không gây đau đớn gì đối với người bệnh.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này sẽ xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1 của bệnh. Lúc này trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện duy nhất 1 nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi. Nhưng chúng sẽ tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nốt ban này không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Bệnh giang mai vẫn phát triển những chúng không có bất kỳ biểu hiện bên ngoài nào. Giai đoạn này thường chia thành 2 loại là: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 sớm, thời gian tiềm ẩn dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này xảy ra khoảng 3-15 năm sau giai đoạn giang mai 1. Đây là giai đoạn thường có những biến chứng của bệnh giang mai và thường chia thành 3 loại: Giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
Mặc dù trong giai đoạn ủ bệnh nhưng giang mai vẫn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi. Điều này tạo ra nguy cơ lan rộng bệnh gian mai trong đời sống cộng đồng và gây khó khăn cho việc phòng tránh hoặc điều trị.
Do vậy bạn cần có những biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
- Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy với bạn đời và không quan hệ với gái mại dâm. đây là các đơn giản để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm giang cũng như các bệnh xã hội khác.
- Không sử dụng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh giang mai: Vi khuẩn giang mai có thể tồn tại ở những vật dụng như quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng… xâm nhập vào cơ thể người khác. Do vậy không nên dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ gây bệnh gián tiếp.
- Trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về các phòng tránh bệnh giang mai.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe định lý để phòng tránh bệnh giang mai: Đây là việc làm hết sức quan trọng mà mọi người nên lưu ý thực hiện, nhằm phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể nói chung và bệnh giang mai nói riêng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xóa sổ vĩnh viễn Amidan quá phát 5 lần/năm bằng Coblator
Coblator là phương pháp vượt trội, đem đến trải nghiệm cắt amidan ít đau, ít chảy máu, nhanh chóng hồi phục. Câu chuyện của anh L.T.T tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) là minh chứng điển hình cho hiệu quả của phương pháp này.June 18 at 8:30 am -
Hơn 1 triệu khách hàng thành công thoát mụn - “Con số biết nói” khẳng định chất lượng vượt trội của Phòng khám Da liễu LG
Nhu cầu điều trị mụn bằng phương pháp y khoa an toàn, bài bản ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tại TP. HCM, Phòng khám Da liễu LG được nhiều người lựa chọn như một điểm đến tin cậy để cải thiện làn da, nhờ quy trình điều trị chuyên sâu, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng hệ thống công nghệ hiện đại.June 17 at 11:58 am -
Ninh Bình: Khai trương cửa hàng Alosuckhoe.vn Yên Mô - Mô hình mẫu của Đề án Người cao tuổi khởi nghiệp
Sáng ngày 14/6/2025, tại xóm 7, thôn Đồng Nhân, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hệ thống siêu thị chăm sóc sức khỏe AloSuckhoe.vn đã chính thức khai trương quầy hàng mới - được xem là mô hình mẫu đầu tiên của đề án “Người cao tuổi khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh.June 16 at 4:53 pm -
Những loại sinh tố mùa hè hỗ trợ thanh lọc thận
Sinh tố từ các loại trái cây và rau củ giàu chất chống ôxy hóa, kali, vitamin C có công dụng hỗ trợ thanh lọc thận.June 13 at 5:33 pm