Thói quen tiết kiệm khi sử dụng thực phẩm: Lợi ích và nguy cơ
Lợi ích của việc tiết kiệm thực phẩm hợp lý giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm tiền bạc cho gia đình. Bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải thực phẩm, giảm áp lực lên môi trường. Tận dụng nguồn dinh dưỡng biết cách chế biến và bảo quản hợp lý giúp tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, nếu tiết kiệm thực phẩm không đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo
Việc quá tiết kiệm nhưng không kiểm soát chất lượng thực phẩm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số thói quen phổ biến tiềm ẩn nguy cơ:
Hâm lại thực phẩm nhiều lần: Nhiều gia đình có thói quen hâm lại đồ ăn nhiều lần để tiết kiệm, tuy nhiên việc hâm đi hâm lại khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng. Nếu bảo quản không đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm như rau xanh khi hâm lại có thể sinh ra nitrat chuyển hóa thành nitrit – một chất gây hại cho sức khỏe.
Giải pháp: Chỉ nên hâm lại một lần. Nếu có thể, hãy chia nhỏ thực phẩm và chỉ lấy lượng vừa đủ cho mỗi bữa để tránh hâm nhiều lần.

(Ảnh minh họa)
Dùng lại bát nước chấm và dầu chiên đi chiên lại nhiều lần:
Nước chấm dùng nhiều lần: Khi nước chấm bị dính thức ăn từ nhiều lần sử dụng, vi khuẩn có thể phát triển, gây đau bụng, tiêu chảy.
Dầu chiên lại nhiều lần: Khi dầu ăn được đun nóng liên tục, các chất béo có thể bị phân hủy, tạo ra các hợp chất có hại cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
Giải pháp: Chỉ lấy lượng nước chấm vừa đủ, tránh để thừa. Nếu cần dùng lại, hãy bảo quản kín trong tủ lạnh và không sử dụng quá lâu. Dầu ăn chỉ nên dùng tối đa 2 lần, sau đó thay mới để đảm bảo an toàn.
Việc trữ đông thực phẩm quá lâu: Nhiều người có thói quen trữ đông thực phẩm quá lâu để tiết kiệm, nhưng không biết rằng thực phẩm đông lạnh lâu ngày có thể mất chất dinh dưỡng, thay đổi kết cấu, màu sắc và hương vị. Một số loại thực phẩm nếu bảo quản không đúng cách có thể bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc khi sử dụng.
Giải pháp: Dán nhãn ghi ngày tháng khi cấp đông thực phẩm để kiểm soát thời gian bảo quản. Không trữ đông thực phẩm quá lâu: Thịt, cá đông lạnh chỉ nên dùng trong vòng 3-6 tháng; rau củ đông lạnh có thể bảo quản 8-12 tháng. Khi rã đông, nên sử dụng ngay, không tái đông lại thực phẩm đã rã đông để tránh vi khuẩn phát triển.
Gợi ý cách tiết kiệm thực phẩm mà vẫn đảm bảo an toàn
Để vừa tiết kiệm vừa đảm bảo sức khỏe, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra hạn sử dụng: Chỉ sử dụng thực phẩm còn trong thời hạn an toàn, tránh tiêu thụ thực phẩm đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
- Bảo quản đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn và biến chất.
- Lên kế hoạch mua sắm: Chỉ mua thực phẩm vừa đủ dùng, tránh mua quá nhiều dẫn đến dư thừa và lãng phí.
- Chế biến hợp lý: Hâm nóng đúng cách, không dùng thực phẩm ôi thiu hoặc có mùi lạ.
- Tận dụng thực phẩm an toàn: Có thể chế biến lại thực phẩm thừa thành món ăn mới nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiết kiệm thực phẩm là thói quen tốt, nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh những rủi ro về sức khỏe. Việc kết hợp giữa tiết kiệm và an toàn thực phẩm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình mà còn góp phần vào lối sống bền vững, trách nhiệm hơn.
Đăng Khải

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm