Thuốc bôi nước ăn chân bán chạy nhất trên thị trường
Những loại thuốc thường dùng khi bị nước ăn chân
1.Dung dịch BSI 2%
Thành phần gồm có acid benzoic, acid salicylic, iod, Kali Iodid và Ethanol 70 độ, những thành phần này có tác dụng hỗ trợ trị các bệnh về nấm da, nấm mỏng, nấm tóc, lang ben… ngăn chặn nấm phát triển khá là hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch chân bị nấm rồi bôi thuốc lên vùng bị nấm một lượng nhỏ, ngày 1 – 2 lần là được. Nếu một số bạn bị dị ứng với một vài thành phần trong thuốc thì bạn không nên sử dụng nhé.

Thuốc bôi nước ăn chân, dung dịch BSI 2% điều trị hiệu quả, giá thành phù hợp túi tiền
2.Cồn ASA
Thành phần chủ yếu là aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ: Cũng tương tự như dung dịch BSI 2% thì bạn chỉ cần dùng bông thấm cồn rồi bôi trực tiếp lên cùng bị nước ăn chân. Ngày bôi 2 - 3 lần. Bôi liên tục trong vòng 3 - 4 ngày đến khi các vùng bị ngứa, loét khô lại.
3.Thuốc mỡ Nizoral diệt nấm và kí sinh trùng tại chỗ
Thuốc bôi nước ăn chân Nizoral là một dạng kem có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa có thể so sánh với hydrocortisone 1%. Thuốc Nizoral dạng kem không gây kích ứng hoặc dị ứng hay nhạy cảm ánh sáng khi bôi ngoài da. Thuốc Nizoral dạng kem có công dụng khá mạnh trong việc kháng nấm ngoài da như Trichophyton, Epidermophyton floccosum và chủng Microsporum và các nấm men. Cách sử dụng bôi ngày 1 lần tại các vùng bị nước ăn chân. Bôi liên tục trong vòng 1 tháng hoặc đến khi chân bạn khỏi.
4.Thuốc canesten kháng nấm

Thành phần Clotrimazole 1%, sẽ có tác dụng kháng nấm do ức chế sinh tổng hợp ergosterol (là yếu tố chủ yếu của màng tế bào vi nấm), do đó sẽ làm hỏng thành phần và tính chất của màng tế bào vi nấm. Sự rối loạn tính thấm của màng tế bào cuối cùng sẽ dẫn đến ly giải tế bào. Bạn chỉ cần bôi một lượng kem mỏng lên vùng bị nấm, ngày 2 – 3 lần và bôi liên tục trong 3 tuần.
5.Các loại kem trị bệnh chuyên khoa chứa ketoconazole:
Kem chứa ketoconazole giúp chân bị nước ăn chân giảm ngứa, kháng viêm tốt, với những thành phần của thuốc thì hầu hết chúng không gây kích ứng lên da. Tuy nhiên khi bôi nếu thấy các triệu chứng bất thường thì bạn nên ngưng dùng và hỏi bác sĩ trước khi dùng lại. Giống như cách dùng của các thuốc trên thì bạn cũng vệ sinh sạch chân, rồi lau sạch khô vết thương trước khi bôi thuốc. Bôi 3 – 4 lần/ ngày.
Với 5 loại thuốc bôi nước ăn chân trên này, tất cả đều có hướng dẫn sử dụng rất kĩ về số lần bôi và cách bôi sao để đạt được hiệu quả mà lại an toàn cho bạn. Vì vậy, nếu bạn bị quá nặng hoặc sử dụng thuốc mà không đỡ thì nên đến chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể, đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am