3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng nặng hơn ở trẻ em

Các bậc cha mẹ nên chú ý, khi thấy con bị sốt cao, giật mình và khóc dai dẳng trong nhiều ngày thì nên đưa đi khám ngay
22/07/2018 21:14

Vì sao nên phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?

Theo nhiều nghiên cứu của những bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) thì căn bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm đặc biệt là ở trẻ em. Đa phần khi phát hiện sớm thường là có những diễn biến nhẹ, tuy nhiên bệnh cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm và rất nhanh trong vài giờ từ khi bị bệnh. Nếu phát hiện không sớm thì sẽ dẫn đễn những tình trạng nặng hơn như: viêm não, sốc, viêm màng não, viêm cơ tim và nặng nhất là phù phổi cấp tính dẫn đến bệnh nhân bị tử vong.

Empty

3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng nặng hơn ở trẻ em. Nếu phát hiện không sớm thì sẽ dẫn đễn những tình trạng nặng hơn như: viêm não, sốc, viêm màng não, viêm cơ tim và nặng nhất là phù phổi cấp tính dẫn đến bệnh nhân bị tử vong.

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em gồm có: sốt cao hoặc cũng có thể sốt nhẹ, những tổn thương về da như: mụn nước, da bị rát da ở những vị trí quan trọng như: quanh miệng, họng, mông, lòng bàn chân, lòng  bàn tay, đầu gối...

Những biểu hiện cụ thể của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài.

Khi có dấu hiệu của bệnh bé sẽ thường khóc nhiều và thậm chí là quấy khóc cả đêm không muốn ngủ. Mỗi ngày chỉ ngủ khoảng 15-20 rồi lại khóc và quấy. Cứ khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Đây là dấu hiệu của việc cơ thể bắt đầu cảm thấy khó chịu. Nhiều cha mẹ thường cho rằng do các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó có thể là do tình trạng thần kinh bị nhiễm độc ngay ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ.

Khi đo nhiệt độ, trẻ sốt trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ, đồng thời không đáp ứng lại với thuốc ha sốt paracetamol. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy quá trình đáp ứng viêm đang rất mạnh trong cơ thể và gây nên tình trạng nhiễm độc của thần kinh. Vào thời điểm này nên dùng một loại thuốc ha sốt đặc biệt dành riêng cho hạ sốt, đặc biệt là chế phẩm có chứa ibuprofen.

Empty

3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng nặng hơn ở trẻ em. Bạn nên quan sát tần suất giật mình của bé có tăng theo thời gian không để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

Giật mình.

Đây là biểu hiện của việc nhiễm độc thần kinh rõ nhất. Các bậc phụ huynh nên phát hiện triệu chứng này ngay khi trẻ đang vui chơi. Bạn nên quan sát tần suất giật mình của bé có tăng theo thời gian không để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

Lưu ý: Mùa tựu trường là thời gian có thể bị lây truyền bệnh dễ dàng. Chính vì vậy, để phòng bệnh cho bé các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Nên rửa tay cho bé thường xuyên bằng xà phòng trực tiếp dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày. Người lớn cũng cần phải thực hiện để bảo đảm vệ sinh hiệu quả, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hãy ẵm trẻ, thay tã cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống: Việc lựa chọn thức ăn cho trẻ cũng cần đầy đủ chất dinh dưỡng, uống sôi, ăn chín. Những vật dụng hàng ngày cũng cần phải rửa một các sạch sẽ. Không nên mớm thức ăn cho trẻ, không để trẻ mút tay, không dùng chung khăn ăn,  không để trẻ ngậm đồ chơi...

Quản lý chất thải: Cha mẹ nên thu gom những chất thải và xử lý sạch sẽ cũng như tiêu hủy hợp vệ sinh.

Nên cách ly cũng như điều trị phát bệnh: Những trẻ bị bệnh nên cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Tuyệt đối không trẻ bị bệnh đến lớp hay đến những nơi công cộng nhiều trẻ nhỏ.

Vệ sinh các đồ chơi và những vạt dụng trong nhà. Những nơi bé hay đến để đảm bảo vệ sinh.

comment Bình luận

largeer