Trẻ em bị nước ăn chân có phải đi bệnh viện không
Tác nhân chính khiến trẻ bị nước ăn chân
Các bạn biết đấy, so với làn da của người lớn thì da của trẻ em mỏng hơn, sức đề kháng của trẻ cũng có thể thấp hơn so với người trưởng thành. Rất nhiều gia đình nuôi con nhưng lại không để ý đến việc con chơi đùa ăn uống có lành mạnh hay không. Hàng ngày họ chỉ mải mê kiếm tiền, mà quên đi việc bảo vệ con cái.
Trẻ em lại rất thích chơi đùa với nước, mà với những trẻ chưa nhận thức được nước bẩn và nước sạch thì điều này rất dễ gây ra các bệnh về da cho trẻ. Điển hình nhất ở đây là bệnh nước ăn chân.
Trẻ em bị nước ăn chân có nên đi viện không?

Trẻ em bị nước ăn chân có phải đi bệnh viện không - Câu trả lời là: Ngay lập tức!
Khi thấy con mình bị bệnh rất nhiều ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng, mà đưa con đến viện ngay lập tức. Tuy nhiên cũng có rất nhiều ông bố, bà mẹ lại coi nhẹ việc đấy, chỉ nghĩ đơn giản là nó nhẹ nên không cần thiết phải đến viện, cứ ở nhà tự mua thuốc về bôi, hoặc sử dụng một vài bài thuốc dân gian dùng để tắm hay rửa chân tay cho trẻ là được.
Đây là một sai lầm lớn mà những ai đang có ý nghĩ này thì nên dừng lại trước khi quá muộn nhé! Lúc trẻ bị bệnh bất kể là bệnh gì, bạn cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị đúng cách nhất.
Vì sao trẻ bị nước ăn chân lại nên đưa đến viện? Bởi nếu như bạn tự ý dùng thuốc cho trẻ sẽ để lại rất nhiều hậu quả, vì có rất nhiều loại thuốc bôi nước ăn chân có chỉ định không nên dùng cho trẻ em, nếu bạn vẫn tự ý bôi cho trẻ chẳng khác nào tư hại con mình.
Còn dùng các phương pháp dân gian để ngâm chân, rửa chân cho trẻ thì cũng rất dễ đưa trẻ vào tình trạng bị nhiễm khuẩn cao hơn, càng làm bệnh trở nên nặng hơn. Cho nên, khi thấy trẻ bị tình trạng lở loét, ngứa ngáy, da tróc vảy khô, mụn trắng… thì ngay lập tức bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi để khám nhé.
Một vài cách phòng bệnh nước ăn chân ở trẻ em
Thứ nhất, các bạn nên giữ cho chân tay bé luôn sạch sẽ, nhất là ở các kẽ ngón chân vì ở kẽ ngón chân thường ẩm và bẩn thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tốt nhất nên dùng xà phòng rửa chân tay cho bé sau khi bé chơi đùa bên ngoài về.

Chú ý vệ sinh chân bé sạch sẽ đề phòng nước ăn chân
Thứ hai, nếu thấy trẻ nghịch nước cần phải cho trẻ vào bên trong lấy nước sạch rửa lại chân tay cho trẻ rồi lau khô để tránh vi khuẩn ở lại và gây bệnh về sau.
Cuối cùng, không nên cho trẻ đi tất, giày quá nhiều vì đi nhiêu dễ dẫn đến bí da, khiến chân luôn ẩm ướt.
Nói tóm lại, trẻ em không giống như chúng ta vì thế để có câu trả lời về việc “trẻ em bị nước ăn chân có phải đi bệnh viện không” và cách phòng chống bệnh nước ăn chân ở trẻ thì các bạn hãy đọc bài viết này nhé!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm