Tiềm năng phát triển trồng, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam
Hiện nay, có hơn 100 loài cây dược liệu được trồng phục vụ nhu cầu thị trường, có một số loài đã và đang có vùng trồng tập trung như: Thanh hao hoa vàng, Đinh lăng, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Gấc, Nghệ, Hòe, Hồi, Quế, Bụp giấm, Actiso,... Tổng sản lượng dược liệu trồng Thanh hao hoa vàng (gần 500 tấn/năm), Quế (trên 300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm)... Về diện tích trồng một số cây truyền thống như Quế, Cúc hoa, Hồi, Hoè, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Sinh địa, Đinh lăng, Dây thìa canh, Giảo cổ lam, Khôi, Ba kích, Cà gai leo, Kim ngân... gần đây đã tăng lên khá nhiều. Một số loài khác cũng đang được đầu tư phát triển vùng trồng như Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Bình vôi, Lan kim tuyến, Bạch tật lê, Hoàng tinh, Hy thiêm,…
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu chung, nhiều tổ chức và cá nhân đã triển khai và tạo thành vùng trồng cây thuốc được hình thành trong cả nước như:
Vùng Đông Bắc: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và một phần của Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang trồng: Quế, Địa liền, Bạch truật, Sả, Ý dĩ, Ba kích, Hồi, Kim tiền thảo, Nhân trần, Bình vôi, Táo mèo.
Vùng Tây Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình trồng: Mộc hương, Xuyên khung, Đỗ trọng, Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Độc hoạt, Hoàng bá, Sa nhân, Thảo quả, Artisô, Nghệ, Táo mèo.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc trồng: Bạc hà, Hương nhu, Bạch chỉ, Bạch truật, Đương quy, Sinh địa, Ích mẫu, Cúc hoa, Ngưu tất, Trạch tả, Hòe, Thanh hao, Mã đề, Hoắc hương, Đinh Lăng, Nghệ, Gừng, Cốt khí củ, Gấc, Mướp đắng, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu đắng, Củ mài.
Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trồng Quế, Ý dĩ, Củ mài, Bạc hà, Hương nhu, Sả, Ba kích, Hoa hòe, Sâm báo, Hy thiêm, Ích mẫu, Nghệ, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận trồng Quế, Đậu ván trắng, Râu mèo, Dừa cạn, Bụp giấm, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ, Mã đề, Diệp hạ châu đắng, Tỏi, Lô hội, Thanh hao.
Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng trồng Actiso, Gừng, Sả, Nghệ, Sâm Ngọc linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Thông đỏ, Diệp hạ châu đắng, Củ mài, Ý dĩ, Dương cam cúc, Đinh lăng, Bình vôi, Gấc, Táo mèo.
Vùng Tây Nam Bộ: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cửu Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long trồng Bụp giấm, Sả, Nghệ, Xuyên tâm liên, Tràm, Sen, Củ mài, Diệp hạ châu đắng, Trinh nữ hoàng cung, Gừng, Mã đề, Chùm ngây, Bạc hà, Râu mèo, Thủy xương bồ, Rau má, Diếp cá, Gấc, Tần dầy lá, Rau Ngổ, Nhàu.
Vùng Đông Nam Bộ: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh trồng Bụp giấm, Sả, Nghệ, Xuyên tâm liên, Nhân trần, Dừa cạn, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Bá bệnh, Mã đề, Râu mèo, Tràm, Nhàu, Chùm ngây, Nhân trần tía.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu làm thuốc có chất lượng, thì nhiệm vụ của các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu Khoa học - Công nghệ cần tập trung vào chọn tạo ra các giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao; Xây dựng các quy trình kỹ thuật trồng trọt tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn GACP… Đến nay, Viện Dược liệu đã ban hành gần 200 qui trình của 60 loài là sản phẩm của nhiệm vụ khoa học các cấp như cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh: Sâm Việt Nam, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ba kích, Hy thiêm, Cà gai leo, Náng, Actiso, Đương qui, Đan sâm, Cát cánh, Ngũ gia bì hương, Sa nhân tím, Ích mẫu, Đinh lăng, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Trạch tả, Ý dĩ, Mã đề, Nghệ, Dây thìa canh… Gần 40 quy trình công nghệ của 30 loài cây dược liệu đã được triển khai, ứng dụng vào thực tiễn và chuyển giao kỹ thuật cho các địa phương như: Nghệ (Quảng Ninh, Kon Tum, Thanh Hoá); Đương qui (Hà Giang, Lào Cai, Lâm Đồng), Địa liền (Bắc Giang), Hà thủ ô đỏ (Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Giang); Thiên niên kiện (Thanh Hoá), Sa nhân (Thái Nguyên, Thanh Hoá); Ba kích, Cà gai leo, Hy thiêm (Thanh Hoá), Đan sâm (Sơn La, Hà Giang, Lào Cai), Cúc hoa (Hưng Yên), Dây thìa canh, Đinh lăng (Nam Định, Gia Lai), Tần dầy lá (Hậu Giang), Sâm báo, Bạch truật (Kon Tum),…nhằm phát triển vùng trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc. Viện Dược liệu đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp trên cả nước triển khai gần 30 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc các chương trình Nông thôn miền núi, Nông thôn mới, Quĩ genes… Bên cạnh đó, Viện đã triển khai đào tạo, tập huấn về “Thực thành trồng trọt và thu hái tốt cây thuốc (GACP-WHO)” cho nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh dược liệu. Đã thẩm định gần 40 qui trình kỹ thuật trồng trọt theo GACP của trên 30 loài cho các công ty sản xuất kinh doanh dược liệu. Hiện nay, Viện Dược liệu đang phối hợp tư vấn cho 30 đơn vị để triển khai phát triển vùng trồng của 20 loài ở 25 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Nhiều loại dược liệu trong nước đã bước đầu cung cấp đáp ứng nhu cầu của các công ty và thị trường. Tuy nhiên, mặc dù có tiềm năng phát triển trồng nhiều loài cây dược liệu nhưng do quá trình triển khai còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu sự liên kết và thị trường không ổn định nên việc trồng cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn. Cần tiếp tục lựa chọn các loài cây dược liệu có thế mạnh để ưu tiên phát triển tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.
(Ảnh minh họa)
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu
Tiếp tục triển khai điều tra về tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu ở các tỉnh/thành phố chưa điều tra, chú trọng về sinh vật biển, nấm, tảo làm thuốc.
Lựa chọn các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường để điều tra trữ lượng và xây dựng Quy trình khai thác bền vững theo GACP-WHO. Xây dựng các vùng khai thác bền vững
Bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quí có nguy cơ bị tuyệt chủng và có giá trị kinh tế.
Xây dựng một số mô hình phát triển theo chuỗi giá trị một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam.
TS. Phạm Thanh Huyền
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am