Tình hình nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2019 đến 2022
1. Đặt vấn đề:
Nhân lực là một trong 3 cấu thành của nguồn lực y tế. Nhân lực quyết định đến số lượng và chất lượng dịch vụ y tế. Trong những năm gần đây, dưới tác động của đại dịch COVID-19, cơ cấu bệnh tật của người dân đến bệnh viện huyện (BVH) thay đổi dẫn đến các hoạt động của bệnh viện đã được nghiên cứu ở nước ngoài [1][3] cũng như ở nước ta [4][6]. Trong thời gian qua, trên thế giới và cả nước trải qua thử thách chưa từng có do đại dịch COVID - 19 [3][5][6]. Nghiên cứu hồi cứu này tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nhằm trả lời cho những câu hỏi sau: (1) cơ cấu nhân lực của BVH Yên Định thay đổi như thế nào trước khi đại dịch xảy ra (2019) và khi các địa phương dịch đã xảy ra (2020, 2021); (2) số lượng bệnh nhân đến viện khám bệnh và điều trị thay đổi như thế nào? (3) hoạt động của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện thay đổi như thế nào? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:
(1) Mô tả tình hình nhân lực bệnh viện Huyện Yên Định trong giai đoạn 2019-2022.
(2) Phân tích hoạt động của bệnh viện trong giai đoạn trên trong mối liên quan đến nhân lực và hiệu suất làm việc của nhân viên y tế.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng/cơ sở dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu không trực tiếp thu thập từ bệnh nhân. Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích chủ yếu hồi cứu từ các báo cáo pháp quy của bệnh viện về BYT:
Biểu số 01-NL và các biểu số 02-KB; 03.1-ĐT; 06-CLS; 11-BTTV trong Báo cáo bệnh viện các năm 2019, 2020, 2021 và 2022(theo Quyết định 3260/1997/QQĐ-BYT).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế mô tả hồi cứu. Không chọn mẫu. Số liệu được sử lý thống kê trên Excel. Sử dụng các phép tính thống kê mô tả và thống kê phân tích: số trung bình, tỷ lệ % và so sánh sự khác biệt. Đây là nghiên cứu hồi cứu, sử dụng số liệu thứ cấp, độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng báo cáo thống kê của Bệnh viện.
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 3. 1. Phân bố nhân lực theo vị trí qua các năm
Vị trí |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
Bác sĩ |
67 |
27,9 |
63 |
27,1 |
72 |
30,3 |
70 |
28,5 |
Dược sĩ |
11 |
4,7 |
13 |
5,6 |
13 |
5,4 |
13 |
5,3 |
KTV |
16 |
6,7 |
17 |
7,3 |
17 |
7,2 |
12 |
4,9 |
Điều dưỡng |
96 |
40,0 |
94 |
40,5 |
90 |
37,8 |
100 |
40,6 |
Hộ sinh |
14 |
5,8 |
10 |
4,4 |
10 |
4,2 |
14 |
5,6 |
Khác |
36 |
15,0 |
35 |
15,1 |
36 |
15,1 |
37 |
15,1 |
Tổng cộng |
240 |
100 |
232 |
100,0 |
238 |
100,0 |
246 |
100,0 |
NVYT/g. bệnh |
0,86 |
0,83 |
0,85 |
0,88 |
Nhân lực của bệnh viện chưa đạt định biên. Cơ cấu nhân lực khá hợp lý.
Bảng 3. 2. Tình hình phân bổ nhân lực
Tên khoa/ phòng |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
Nhân lực khối lâm sàng |
152 |
63,3 |
151 |
65,1 |
154 |
64,7 |
160 |
65,0 |
Cận lâm sàng và Dược |
35 |
14,6 |
33 |
14,2 |
35 |
14,7 |
37 |
15,0 |
Quản lý, hành chính |
49 |
20,4 |
48 |
20,7 |
49 |
20,6 |
49 |
19,9 |
Tổng cộng |
240 |
100 |
232 |
100,0 |
238 |
100,0 |
246 |
100,0 |
Hoạt động khám chữa bệnh

Biểu đồ 1. Số lượt khám bệnh và bình quân lượt khám/1000 dân qua các năm
Có sự giảm sút số lượt bệnh nhân qua các năm.
Công suất làm việc của nhân viên khối lâm sàng:
Bảng 3.3. Bình quân số người bệnh nội trú/1 nhân viên y tế /năm
Khoa |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Cấp cứu |
155 |
143 |
114 |
146 |
Nhi |
192 |
147 |
112 |
169 |
Nội |
203 |
193 |
172 |
222 |
Đông Y |
93 |
106 |
93 |
107 |
Truyền nhiễm |
149 |
123 |
91 |
33 |
Ngoại |
189 |
194 |
211 |
197 |
Sản |
186 |
159 |
158 |
117 |
Chuyên khoa |
106 |
79 |
72 |
86 |
Chung các khoa |
134 |
115 |
106 |
110 |
Công suất làm việc của 1 nhân viên /năm giảm trong giai đoạn này, năm cao nhất 2019 so với năm thấp nhất 2021 từ 134 bệnh nhân/NVYT xuống 106 (giảm 21%).
Công suất làm việc của nhân viên khối cận lâm sàng
Bảng 3.4. Công suất làm việc của nhân viên khối cận lâm sàng (nội và ngoại trú).
Chỉ số hoạt động |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
BQ xét nghiệm/NV phòng xét nghiệm/năm |
21610 |
17437 |
17871 |
17626 |
BQ lượt chụp XQ/NV phòng Xquang/năm |
2639 |
2616 |
1854 |
2066 |
Bình quân siêu âm/NV phòng siêu âm/năm |
11461 |
11057 |
8199 |
7591 |
Bình quân nội soi/NV phòng nội soi/năm |
1523 |
1036 |
1757 |
3706 |
Công suất làm việc của nhân viên khối cận lâm sàng có xu hướng giảm.
4. Bàn luận:
4.1. Tình hình nhân lực y tế trong 4 năm 2019-2022
Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy: Nhân lực của bệnh viện có sự biến động không nhiều, so với 2019, năm 2022 tăng chỉ 2,5%. Tổng số nhân lực năm 2019 là 240 người, đến năm 2020-2021 giảm xuống còn 232 và 238 người; năm 2022 tăng lên 246 người.
Tỷ lệ vị trí chiếm cao nhất là điều dưỡng và bác sĩ. Tỷ lệ điều dưỡng năm 2019 chiếm 40,0%, năm 2021 giảm xuống 37,8%; năm 2022 tăng lên 40,6%. Tỷ lệ bác sĩ có tăng nhẹ qua các năm năm 2019 là 27,9%; năm 21 tăng lên 30,1%; năm 2022 giảm xuống 28,5%. Vị trí dược sĩ có tăng theo thời gian từ 4,7% năm 2019 lên 5,3% năm 2022. Các vị trí khác, hộ sinh không thay đổi nhiều.
Tổng số giường bệnh qua các năm vẫn duy trì 280 giường. Biên chế NVYT/giường bệnh, lần lượt qua các năm là 0,86; 0,83; 0,85; 0,88, so với định biên cho BV ĐK hạng 3, theo TT08 phải đạt tối thiểu 0,9-1/giường bệnh [2]. Đây cũng là tình trạng chung của các BVH trong những năm gần đây[4] [6]
Về phân bố nhân lực theo các khu vực, kết quả trong bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ nhân lực khối lâm sàng chiếm cao nhất: năm 2019 là 63,3% các năm sau có tăng lên đến năm 2022 là 65,0%. Tỷ lệ nhân lực cận lâm sàng và dược là 14,6% tăng lên năm 2022 là 15,0%. Nhóm quản lý hành chính chiếm 20,4% năm 2019 giảm xuống 19,9% năm 2022. Kết quả này cho dù có giao động nhẹ giữa các năm nhưng phù hợp với định biên theo quy định của Liên Bộ [2].
4.2. Hoạt động khám chữa bệnh
Qua biểu đồ 1, số lượt khám bệnh giảm dần qua các năm 2019 (116.112 lượt) đến năm 2022 giảm rất nhiều, còn 81.955 lượt khám/năm. Bình quân lượt khám/1000 dân giảm từ 700,17 lượt/1000 dân xuống 484,15 lượt khám/1000 dân/năm. Điều này phản ánh tác động của dịch COVID-19 vừa qua và cũng nhận thấy ở những bệnh viện khác trong thời gian này[4][6] cũng như báo cáo ở nước ngoài [1][3][5]. Mức độ tác động của dịch khác nhau tùy theo tính chất dịch tễ, trong thời gian này, huyện Yên Định không bị ảnh hưởng nhiều như huyện Hà Trung, vì vậy mức độ giảm số lượt đến điều trị tại bệnh viện không nhiều [6].
4.3. Công suất làm việc của nhân viên y tế khối lâm sàng
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 là rất rõ trên lưu lượng bệnh nhân (kết quả trong bảng 3.3) thể hiện qua công suất làm việc của NVYT: số người bệnh nội trú/1 nhân viên y tế khối lâm sàng /năm giảm từ 134/NV xuống thấp nhất vào năm 2021 còn 106 /NV và tăng trở lại 110/NV vào năm 2022 khi dịch thuyên giảm.
Phân tích theo các khoa, năm 2019 công suất làm việc lớn nhất ở khoa nội, nhi, ngoại, sản (lần lượt 203,38; 192; 189; 186); năm 2020 công suất có giảm; tuy nhiên ở 4 khoa này vẫn cao (193; 194; 159; 147); năm 2021 công suất giảm so với năm 2020 tuy nhiên ở khoa ngoại tăng cao (210); năm 2022 công suất ở khoa nội tăng mạnh lên 222, xếp sau là các khoa ngoại, nhi, cấp cứu (197; 169; 146). Một lần nữa cho thấy dịch bệnh đã làm giảm công suất làm việc của nhân viên y tế, nhất là nơi dịch không lan rộng như ở Vĩnh Lộc.
4.4. Hoạt động của nhân viên y tế khối cận lâm sàng
Cùng chung tác động của dịch, các hoạt động cận lâm sàng cũng giảm xuống. Đối với phòng xét nghiệm: số lượt xét nghiệm có giảm theo thời gian, bình quân số lượt xét nghiệm/NV phòng xét nghiệm cũng giảm dần từ 21610 năm 2019 xuống 17626/NV năm 2022- giảm 18,4%.
Với phòng X quang: Bình quân lượt chụp XQ/NV phòng Xquang giảm từ 2639/VN năm 2019 xuống 1854/NV vào năm 2021 - giảm 30%.
Với phòng siêu âm: Bình quân số lượt siêu âm /NV giảm từ 11461/NVY xuống 7591/NV vào năm 2022, giảm 33,8%.
Nội soi cũng bị ảnh hưởng: Số lượt nội soi giảm ở năm 20211036/NV sau đó tăng mạnh năm 2022 lên 3706/NV. Sở dĩ tăng mạnh trong năm 2022 do từ năm này bệnh viện áp dụng phương pháp nội soi chẩn đoán có gây mê, người bệnh ít đau và khó chịu hơn.
Kết luận:
(1)Tình hình nhân lực bệnh viện Huyện Yên Định trong giai đoạn 2019-2022 có những đặc điểm sau:
- Về số nhân viên bệnh viện chưa đạt chỉ tiêu về định biên.
-Về cơ cấu các loại nhân viên khá phù hợp
-Dịch bệnh không tác động đến nhân lực
(2) Hoạt động của bệnh viện trong giai đoạn này có những thay đổi rất rõ rệt do dịch COVID-19: -Giảm lưu lượng bệnh nhân dẫn đến giảm công suất lao động của nhân viên y tế ở khu vực lâm sàng và cận lâm sàng.
- Số người bệnh nội trú/1 nhân viên y tế khối lâm sàng /năm giảm từ 134/NV xuống thấp nhất vào năm 2021 còn 106 /NV và tăng trở lại 110/NV vào năm 2022 khi dịch thuyên giảm. Giữa các khoa mức giảm có khác nhau. Khoa truyền nhiễm giảm khá mạnh từ 149 bệnh nhân/NVYT xuống 91 và sau đó đến năm 2022 còn 33 bệnh nhân/NVYT.
- Mức độ giảm đối với các phòng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh mức giảm giao động từ 18% đến 33%.
Khuyến nghị: Trong khi phải tuyển dụng đủ nhân lực theo định biên, để tự chủ bệnh viện, cần nghiên cứu để bố trí nhân lực y tế phù hợp theo số bệnh nhân và số cận lâm sàng để có công suất lao động tốt hơn, nhất là trong các trường hợp dịch bệnh.
Tài liệu tham khảo
(1) Baum A, Schwartz MD. Admissions to Veterans Affairs hospitals for emergency conditions during the COVID-19 pandemic. JAMA. Published online June 5, 2020. doi: 10.1001/jama.2020.9972
(2) Bộ Y tế- Nội Vụ (2007) Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV, Thông tư 29/2020/TT-BYT
(3) Henry J. Kaiser Family Foundation State data and policy actions to address coronavirus. Published June 18, 2020. Accessed June 18, 2020.
(4) Nguyễn Thị Tuyết Loan và cộng sự (2023) Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viên huyện An Biên và tác động của đại dịch COVID-19 năm 2018, 2019 và 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, (524) Tháng 3, N1A, 2023.p 64-69
(5) McMichael TM, Currie DW, Clark S, et al.; Public Health–Seattle and King County, Ever green Health, and CDC COVID-19 Investigation Team. Epidemiology of COVID-19 in a long-term care facility in King County, Washington. N Engl J Med. 2020;382(21):2005-2011.
(6) Bùi Thanh Sơn; Trương Việt Dũng và cộng sự (2023) Cơ cấu bệnh tật, tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trước, trong và sau đại dịch COVID-19 năm 2019-2022. Y học Việt Nam, số 2, 2023.
Lê Thị Dịu, Trương Việt Dũng,
Nguyễn Thị An, Nguyễn Thị Ngọc Trang
Trường Đại học Thăng Long

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am -
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Vào tối ngày 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu - là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.April 11 at 11:30 am