TP HCM: "Giải cứu" cụ bà không nói được suốt 7 tháng sau khi mắc COVID-19
Các bác sĩ bệnh viện Nguyễn Tri Phương vừa phẫu thuật thành công nối đoạn hẹp khí quản, tháo bỏ canule (ống nhựa hỗ trợ hô hấp) thành công cho bà N.T.U.E. (62 tuổi, ngụ quận 8, TP HCM).

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoảng tháng 11/2021, bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập bệnh viện dã chiến điều trị trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê, phải đặt nội khí quản, thở máy một thời gian dài. Sau đó, bệnh nhân được mở khí quản và cai máy thở. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải đeo canule mở khí quản ở cổ vì rút nhiều lần không thành công.
Suốt 7 tháng, bệnh nhân không nói được. Người nhà phải mua máy hút đàm nhớt để hút mỗi ngày từ 2 - 3 lần bởi đeo canule làm kích thích đàm nhớt trong phổi.
ThS.BS.CKII Ngô Thế Hải, Phó trưởng Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết sau nhập viện, qua thăm khám, kiểm tra, người bệnh đã được phẫu thuật cắt đoạn sẹo hẹp, nối khí quản, giúp đường thở thông thoáng.
"Bệnh nhân không chỉ lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường mà còn hẹp khí quản do đeo canule thời gian dài. Những vấn đề này đều là yếu tố nguy cơ khiến vết thương lâu lành hơn bình thường. Hiện sau phẫu thuật, bệnh nhân đã thở được thông qua mũi như người bình thường, không phải đeo canule, nói chuyện được, giao tiếp được và vết thương lành tốt" – bác sĩ Hải nói.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân, Trưởng Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết thêm: "Đây là trường hợp hẹp khí quản sau đặt nội khí quản dài ngày. Sẹo hẹp nặng gây bít hoàn toàn lòng khí quản 1 đoạn dài 5 - 6cm như cái nút chai nút chặt vào đường thở. Bệnh nhân không thở được phải lệ thuộc vào canule mở khí quản. Trường hợp này nếu không phẫu thuật rút ống canule ra, bệnh nhân có thể phải đeo canule suốt đời”.
Cũng theo bác sĩ Trân, bệnh nhân đeo canule thường gặp nhiều bất lợi như không nói được, nhiều đàm nhớt, dễ viêm phổi...
Mở khí quản thường do đặt nội khí quản trên bệnh nhân hôn mê, thở máy kéo dài. Hiện trung bình mỗi tháng, tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thực hiện từ 1 - 2 ca phẫu thuật rút canule cho bệnh nhân.
PGS.TS.BS Trân cũng khuyến cáo, bệnh nhân khi đeo canule không nên bỏ qua giai đoạn tái khám. Bởi khi đi tái khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi, CT-scan, đánh giá tổn thương để xem có thể mổ được hay không để rút canule ra.
Theo NLĐ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm