Trà hoa lựu, bột hoa lựu và các bài thuốc dân gian
Trà hoa lựu
Người miền Bắc trước đây có món trà hoa lựu. Trà này không chỉ pha từ hoa lựu mà còn từ hoa đậu cô ve (đậu que), tất cả đều là hoa tươi, mỗi loại 0,2 lạng, đem hãm với nước sôi, đợi 15 – 20 phút thì uống.
Theo kinh nghiệm dân gian, loại trà này vừa bổ tiêu hóa, vừa làm mạnh dạ dày, giải nóng nhiệt và đặc biệt là phòng ngừa “trúng gió” vào mùa hè.
Ngoài ra, nếu chỉ dùng riêng hoa lựu làm trà (khoảng 0,3 lạng) cho mỗi lần uống thì sẽ giúp điều trị nóng nhiệt (gây viêm tai giữa, đau răng).
Bột hoa lựu
Hoa lựu có vị chua chát nên pha trà uống thì giúp chặt ruột, thoa ngoài thì giúp cầm máu.
Tư liệu y học cổ truyền có ghi lại rằng: Người ta thường dùng hoa khô tán thành bột rồi xay nát, để dành dùng khi bị chảy máu cam (bằng cách để bột hoa trên một tấm giấy hoặc trong ống hút rồi thổi vào lỗ mũi người bệnh, mỗi lần như thế chỉ dùng khoảng 0,01 lạng bột hoa).

Hoa lựu (Ảnh: Caythuoc.org)
Món ăn điều trị bệnh từ hoa lựu
Cũng như hoa thu hải đường, hoa nhài, hoa quỳnh, hoa mơ… hoa lựu cũng có thể làm thành món ăn để điều trị bệnh. Cách chế biến thường cũng không quá phức tạp và nguyên liệu cũng rất dễ tìm.
Chẳng hạn, có thể kể đến hai món sau đây:
Món hoa lựu xào bách hợp
Bước 1: Lấy 10 bông hoa lựu ngâm nước muối rồi rửa lại bằng nước lã, sau đó vớt ra, để cho ráo nước.
Bước 2: Lấy 2 hạt bách hợp tách thành các nhánh, cắt bỏ rìa mép rồi rửa sạch.
Bước 3: Đun sôi dầu ăn rồi đổ bách hợp vào xào, đảo đều vài cái thì cho tiếp hoa lựu và gia vị vào (cho thêm chút nước để tránh khét). Khi thấy hoa lựu chín mềm, bách hợp cũng chuyển sang trong suốt thì tắt bếp, đổ ra dĩa và thưởng thức. Món ăn này có tác dụng giảm ho, bổ phổi và phòng ngừa cảm cúm.
Món hoa lựu xào sườn chua ngọt
Món này dùng cho trường hợp phụ nữ rong kinh, kinh nguyệt không đều. Cách nấu như sau:
Bước 1: Lấy 10 bông hoa lựu ngâm nước muối rồi rửa sạch.
Bước 2: Lấy 250g thịt sườn, cắt miếng rồi cho vào thau, thêm tiêu (một muỗng nhỏ), xì dầu (2 muỗng), bột mì (2 muỗng), đường (1 muỗng) để ướp cho thấm đều.
Bước 3: cho dầu ăn vào nồi, phi tỏi cho thơm rồi cho thịt sườn vào, chiên cho chín vàng.
Bước 4: cho thêm đường, giấm và xì dầu vào, đảo đều rồi cho hoa lựu vào, xào cho chín hết là được.
Hai món trên đây bạn có thể ăn hai lần mỗi tuần.
Lưu ý: Người bị táo bón hoặc tả lỵ (hoặc vừa khỏi các chứng này) không nên dùng.
Cuối cùng, cũng cần nói rằng, hoa lựu khi chế biến thành các món ăn sẽ không ngọt ngon như hoa bí, cũng không thơm ngát như hoa nhài. Thế nhưng, với tư cách là một vị thuốc, nó đã đóng góp giá trị trị liệu trong từng món ăn để các bài thuốc trở nên gần gũi hơn, dễ dùng hơn.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm