Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì
Nguyên nhân xuất hiện ho có đờm ở trẻ
Ho có đờm là gì?
Ho có đờm là hiện tượng bên trong cổ họng xuất hiện rất dịch nhầy đặc quánh màu xanh, gây khó chịu cho người bệnh. Ho có đờm được xem là hiện tượng hết sức bình thường ở con người vì đây là cơ chế giúp loại bỏ vi khuẩn độc hại trong đường thở.

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì, ho có khờm khiến cho đường hô hấp của trẻ khó chịu gây tình trạng khó thở
Tuy nhiên, nếu ho có đờm ở trẻ xuất hiện trong thời gian dài, đờm có màu sắc bất thường thì nên đi khám tại các bệnh viện. Bởi lẽ, đờm tích tụ trong cổ họng lâu ngày có thể gây tắc tở dẫn đến tử vong.
Tùy theo từng loại bệnh lý mà đờm sẽ có màu sắc khác nhau. Nếu cơn ho kéo dài 1 tuần, xuất hiện đờm xanh thì rất có thể đã bị mắc bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm phổi hoặc lao phổi.
Nguyên nhân xuất hiện ho có đờm
Khi bị ho có đờm, sự gia tăng chất nhày trong cổ họng nhiều hơn gấp vài lần khiến cho cổ họng khó chịu, ngứa ngáy và làm cản trở quá trình hô hấp. Khi đờm tăng quá mức dẫn đến tình trạng ho. Ho là phản xạ để đẩy đờm ra khỏi cổ họng.
Thế nhưng, các cơn ho không thể đẩy hết đờm ra ngoài. Bởi các chất nhầy sẽ tiếp tục được tạo ra hình thành các cụ đờm khác. Tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn khiển người bệnh khó chịu, thậm chí là mất ngủ.
Một vài nguyên nhân dẫn đến ho có đờm:
- Sự thay đổi thời tiết, thay đổi mùa là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bệnh nhân cảm cúm, vi rút cảm cúm chính là tác nhân gây nên tình trạng ho có đờm ở trẻ và người cao tuổi.

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì, thay đổi thời tiết là nguyên nhân dễ khiến trẻ em bị ho có đờm nhất
- Những người bị cảm cúm có thể dễ bị ho có đờm do người bị bệnh truyền sang thông qua đường hô hấp.
- Môi trường ô nhiễm, dị ứng phấn hoa hóa chất cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ho có đờm.
- Người hút thuốc lá thường xuyên cũng dễ bị ho có đờm.
- Những người bị ho gà, thủy đậu, viêm phổi, viên phế quản, hen suyễn...
Tại sao trẻ bị ho có đờm?
Cũng giống như người già, sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị các loại vi rút tấn công gây nên tình trạng ho khan, ho có đờm. Trong đó, ho có đờm là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Ho có đờm làm gia tăng chất nhờn ở trong cổ họng. Tình trạng đờm xuất hiện sau khi trẻ bị cảm cúm, viêm phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi.

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì, trẻ bị ho có đờm do yếu tố môi trường hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp
Ho có đờm thường ngăn cản sự phát triển bình thường của trẻ, khiến hệ miễn dịch bị yếu đi, nếu đờm không đẩy được hết ra ngoài có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Đối với trẻ nhỏ, việc điều trị tình trạng ho có đờm khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết sử dụng các loại thuốc trị ho đúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi.
Trẻ bị ho có đờm nên uống loại thuốc tân dược nào?
Thuốc tân dược (thuốc tây) được các ức chế tình trạng ho có đơm nhanh nhất. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc như thế nào là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị ho có đờm các bậc phụ huyeneh cần cho trẻ uống thuốc theo sự hướng dẫn của phía bác sĩ. Đồng thời cũng không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc tân dược linh tinh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.
Khi mua thuốc trị ho cho trẻ, cha mẹ có thể dụng loại thuốc kháng histamin, thuốc này có tác dụng chống dị ứng, làm dịu cơ ho.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho uống các loại siro trị ho như: sirô Phénergan, sirô Théralène, sirô Toplexil, sirô Atussin... Tuy nhiên, liều lượng thuốc uống, cách sử dụng phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì, thuốc kháng sinh là cách ức chế tình trọ ho có đờm nhanh nhất nhưng không phải là phương pháp tốt nhất cho trẻ
Đối với trẻ từ 6 tuổi trở xuống, cha mẹ khi mua thuốc cần tránh các loại thuốc có chứa chất an thần, chất kích thích, corticoid hoặc chất giảm đau... Việc này giúp ngăn chặn tối đa tác dụng phụ của thuốc đối với hệ thần kinh, phổi, tim mạch của trẻ.
Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở xuống việc điều trị ho có đờm cần tỉ mỉ hơn rất nhiều. Các mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ uống các loại thuốc tây vì khi đó sức đề kháng của trẻ cực yếu. Thêm nữa trẻ rất dễ bị sốc khi uống thuốc.
Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài, cha mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có biện pháp điều trị. Khi ở nhà mẹ nên cho bé bú thường xuyên vì trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, chất miễn dịch cực tốt đối với sức khỏe của trẻ.
Trị ho có đờm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian
Chữa ho đờm cho trẻ bằng húng chanh
Trong lá húng chanh chứa lượng tinh dầu cực kỳ lớn. Tinh dầu này có tác dụng tốt trong việc điều trị thông họng, lợi phế, giảm đau hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, húng chanh hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ gì.

Để giúp mang đến hiệu quả cao, nhiều bà mẹ kết hợp húng chanh với mật ong để tăng hiệu quả trị ho.
Cách làm rất đơn giản, các mẹ chỉ cần làm sạch vài lá húng chanh, thái nhỏ, trộn với 1 thìa mật ong. Tiếp đó đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Cuối cùng bỏ ra cho trẻ ngậm. Để hiệu quả trị ho cao hơn, các mẹ nên cho trẻ ngậm khi còn ấm.
Trị ho có đờm cho trẻ bằng quất xanh
Quất được xem là một trong những vị thuốc trị ho cực kỳ công hiệu và đơn giản. Quất xanh khá dễ mua và dễ chế biến thành bài thuốc trị ho.

Theo những người cao tuổi, các mẹ chỉ cần lấy từ 2 - 3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt đôi (nhớ để nguyên vỏ và hạt). Các mẹ có thể trộn quất xanh cùng mật ong hoặc đường phèn (nên trọng cùng mật ong để tăng hiệu quả trị ho).
Tiếp đó, các mẹ cho hỗn hợp đã trộn lên hấp cách thủy trong vòng 15 phút, để nguội, dằm nhừ hỗn hợp đã chính và cho bé uống. Nên cho bé uống nhiều lần để hiệu quả tăng cao.
Trị ho có đờm bằng gừng, tỏi, đường nâu
Gừng và tỏi vốn là loại thuốc đông y chữa được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Gừng và tỏi giống như một loại kháng sinh giúp loại bỏ hết các vu khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Với chứng ho có đờm, gừng và tỏi được xem là bài thuốc dân gian cực đơn giản và mang đến hiệu quả cao.

Khi con bị ho có đờm, các mẹ chỉ cần dùng vài nhánh tỏi, 1 - 2 lát gừng và 1 miếng đường nâu. Riêng đường với tỏi, các mẹ cần giã nát, ép lấy nước, bỏ bã.
Tiếp đó, các mẹ đung sôi hỗn hợp gừng, tỏi và cho thêm 1 miếng đường nâu trong khoảng 10 phút.
Cuối cùng, các mẹ tắt bếp, để nguội và có thể dùng luôn cho trẻ. Để hiệu quả tăng cao, mỗi ngày các mẹ cho bé uống 1 lần. Nếu uống liên tục trong 1 tuần chắc chắn đờm trong cổ sẽ tiêu hết, tình trạng ho cũng không còn.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm