Trẻ em nào không được tiêm covid-19?

Trẻ em 12-17 tuổi được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19. Vậy nhóm trẻ nào có chống chỉ định không được tiêm vaccine Covid-19?
By Hà Anh/Sức Khỏe Cộng Đồng
24/11/2021 09:27

Sáng nay, 23/11, thành phố Hà Nội chính thức triển khai tiêm cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn.

Cụ thể, căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-VSDTTƯ của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 93 trong đó cấp cho thành phố Hà Nội 502.980 liều vắc xin Comirnaty (Pfizer), Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ 304.140 liều cho 30 quận, huyện để thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn Hà Nội theo lộ trình hạ dần độ tuổi (có thể sử dụng để tiêm trả mũi 2 cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi sau khi đã hết đối tượng tiêm mũi 1 trên địa bàn), bảo đảm khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần. Thời gian hoàn thành đợt tiêm chủng này trước ngày 25-11.

Với số lượng 304.140 liều vắc xin, quận Đống Đa được nhận 19.188 liều, tiếp đến là huyện Đông Anh nhận 15.894 liều, quận Cầu Giấy nhận 15.665 liều, huyện Ba Vì nhận 12.414 liều, quận Nam Từ Liêm nhận 12.312 liều, quận Hà Đông nhận 11.478 liều, các quận, huyện, thị xã còn lại tiếp nhận từ hơn 5.000 đến 11.000 liều.

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả trẻ em đều được khám sàng lọc trước khi tiêm.

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả trẻ em đều được khám sàng lọc trước khi tiêm.

“Đối tượng cần tiêm đợt này nằm trong nhóm từ 15 đến 17 tuổi, gồm trẻ đi học và trẻ không đi học. Việc tổ chức buổi tiêm chủng bảo đảm đúng, đủ đối tượng, sử dụng vắc xin hiệu quả, tránh hao phí. Triển khai theo hình thức giảm dần độ tuổi, cuốn chiếu theo từng trường. Địa điểm triển khai: Tại các trường học đối với trẻ em đang đi học hoặc tại trạm y tế đối với trẻ em không đi học hoặc học trên địa bàn tỉnh, thành phố khác, tiêm vét cho đối tượng tạm miễn hoãn”, Sở Y tế Hà Nội lưu ý.

Riêng với trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu…, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ cung cấp vắc xin để các bệnh viện thực hiện tiêm chủng cho trẻ.

Trước đó, theo kế hoạch mà UBND thành phố Hà Nội đề ra, ngay sau khi tiếp nhận vắc xin, chỉ trong 2 ngày, thành phố sẽ tiêm chủng xong cho học sinh trung học phổ thông. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cho số học sinh trung học phổ thông này trở lại trường.

Việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em sẽ được hiện từng bước, thận trọng và đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ em, trẻ có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 lần trước (nếu đã tiêm mũi 1) hoặc các thành phần của vaccine phòng Covid-19 có chống chỉ định, không được tiêm vaccine Covid-19.

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả trẻ em đều được khám sàng lọc trước khi tiêm. Thông thường, những trẻ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh. Do vậy, phụ huynh cần cho bác sĩ biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm chủng Covid-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Một số trường hợp có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần thận trọng, bao gồm: trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác cần đến bệnh viện để được tiêm vaccine phòng Covid-19 như: nghe tim, phổi bất thường, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, bệnh bẩm sinh, ... hay trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

Trẻ có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, suy thận, tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính; bệnh di truyền, thần kinh hoặc chuyển hóa; bệnh hồng cầu hình liềm; suy giảm miễn dịch và béo phì là nhóm cần được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 để tránh nguy cơ phải nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong nếu đồng nhiễm với Covid-19.

Sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 trẻ cần được theo dõi sức khỏe kỹ theo hướng dẫn của bác sĩ, vì ngoài những phản ứng phụ ở vị trí tiêm, như sưng nóng, đỏ, đau tại chỗ có thể tự khỏi trong vòng 3-7 ngày, có một tỉ lệ (dù là rất thấp) viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim ở trẻ, thường xuất hiện sau tiêm mũi thứ 2 (ít gặp sau tiêm mũi 1). Trẻ sẽ có biểu hiện như đau ngực cấp đánh trống ngực, vã mồ hôi, khó thở, cơn ngất... Các trường hợp này thường có biểu hiện nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị và nghỉ ngơi, đa số trẻ đều tự khỏi và nhanh hồi phục. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như đã nói ở trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Nếu quá lo lắng việc trẻ có thể gặp biến chứng, hoặc trẻ có tiền sử bệnh nền, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm tại các bệnh viện có tổ chức tiêm ngừa.

Từ khóa Từ khóa:
vắc xin covid-19
comment Bình luận

largeer