Triệu chứng bệnh phong

Triệu chứng bệnh phong. Bệnh phong là căn bệnh lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm hoặc mười năm.
03/11/2017 15:17

Triệu chứng bệnh phong

Bệnh phong còn được gọi là bệnh cùi, bệnh hủi. Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh căn bệnh này là một bệnh nhiễm trùng mạn tính gây ra bởi vi trùng phong. Hơn nữa, bệnh phong không phải là bệnh di truyền, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những di chứng trầm trọng. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người sợ hãi và quan niệm sai lầm về bệnh phong.

trieu chung benh phong 2

 

Triệu chứng bệnh phong. Bệnh phong không phải là bệnh di truyền

Nguyên nhân gây bệnh phong

Nguyên nhân gây bệnh phong là do trực khuẩn phong có tên Mycobacterium Ieprae. Nhà khoa học người Norway có tên là Hansen tìm ra trực khuẩn này tìm thấy năm 1873 còn được gọi là trực khuẩn Hansen. Tên của loại trực khuẩn này vì vậy được dùng để gọi tên khác của bệnh phong.

Bệnh gây tổn thương da, các dây thần kinh ngoại biên và có khả năng để lại di chứng nặng nề trên cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chính là do lây truyền và không di truyền từ đời này sang đời khác như nhiều người vẫn nghĩ.

Khả năng lây lan của bệnh phong

Bệnh phong lây lan, chủ yếu qua 3 yếu tố là vi khuẩn Hansen, đường lây và cơ thể cảm nhiễm.

Vi khuẩn Hansen là một loại trực khuẩn giống trực khuẩn gây bệnh lao nhưng yếu hơn. Loại vi khuẩn ký sinh nội bào này sống trong tế bào da và thần kinh ở người, bên ngoài cơ thể, vi khuẩn Hansen không thể sống quá 48 tiếng. Với người mắc bệnh phong nặng nếu chưa được điều trị, vi khuẩn còn sống có thể lây bệnh sang cho người lành. Trường hợp người bệnh phong được uống thuốc điều trị kịp thờ, sau 5 ngày vi khuẩn sẽ yếu đi và không còn khả năng lây lan cộng đồng do bệnh phong rất khó lây.

trieu chung benh phong

 

Triệu chứng bệnh phong. Bệnh phong có khả năng lây lan nhanh do vi khuẩn Hansen

Bệnh phong chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và các vết thương trầy xước ở da. Nếu người bị bệnh phong nặng chưa điều trị kịp thời, lúc thở ra sẽ đưa một phần vi khuẩn phong vào trong không khí với nước mũi. Tỷ lệ vi khuẩn xuất ra được cho là dưới 30% khoẻ mạnh và có khả năng gây bệnh cho người bị nhiễm mới. Trường hợp người bệnh phong đã uống thuốc, nước mũi có chứa ít vi khuẩn còn sống sẽ bị yếu đi nhiều nên nguy cơ mắc bệnh sẽ khó khăn hơn.

Cơ thể cảm nhiễm phụ thuộc vào sức đề kháng tự nhiên của mỗi người.

Tóm lại, bệnh phong là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan từ người mắc bệnh chưa điều trị sang người lành. Tuy nhiên, căn bệnh này ít lây và rất khó lây do những lý do sau:

 

  • Nguồn phát sinh vi khuẩn bệnh phong rất thấp
  • Khi ra ngoài môi trường không ở trong cơ thể người, vi khuẩn rất khó sống
  • Tuỳ thuộc vào sức đề kháng của từng người quyết định cơ thể người có mắc bệnh phong hay không

 

Triệu chứng của bệnh phong

Trong thời gian đầu, bệnh sẽ có các dấu hiệu như những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Xuất hiện các đốm nhỏ chứa ít vi khuẩn và không tập trung một chỗ trên cơ thể.

Mặt người bệnh có biểu hiện sần sùi nổi cục nhỏ, mũi xẹp xuống khiến khuôn mặt người bệnh trở nên biến dạng.

trieu chung benh phong 3

 

Triệu chứng bệnh phong. Mặt người bệnh có biểu hiện sần sùi, nổi cục nhỏ

Tại dây thần kinh ngoại vi, xuất hiện nhiều u cục tại khớp xương cổ tay, khuỷu tay và đầu gối. Những cục này có thể cảm nhận thấy qua da, có cảm giác đau nhức. Sau một thời gin phát bệnh, trên cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như vùng da bóng láng và phù nhẹ; dái tai dày; lông mày thưa hoặc rụng; mất chức năng bài tiết mồ hôi ở vùng da.

Bệnh phong trong giai đoạn muộn sẽ xuất hiện tàn tật ở mắt có thể dẫn đến mù loà; ở tay và chân có rụt, loét thành lỗ và dễ gây nên tàn tật suốt đời.

1. Biến chứng do xâm nhập của vi khuẩn

 

Biến chứng do viêm mũi, viêm họng, viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến lệ, viêm đốt ngón, teo tinh hoàn, sưng hạch và bệnh lý cơ. Những loại vi khuẩn này sẽ hình thành tổ chức khiến tình trạng năng thêm viêm cấp tạo phản ứng phong.

2. Biến chứng do phản ứng phong

 

Phản ứng phong hình thành từ các triệu chứng và dấu chứng của tình trạng viêm cấp ở các tổn thương của người bệnh phong. Trường hợp tổn thương da sẽ bị sưng đỏ và nhạy cảm. Nhiều triệu chứng của bệnh xảy ra là do phản ứng phong. Phản ứng có các biểu hiện khác nhau do quá mẫn cấp tính với kháng nguyên vi khuẩn phong thông qua rối loạn cân bằng miễn dịch. Hiện nay, có hai loại phản ứng phong, đó là loại quá mẫn qua trung gian tế bào và loại phức hợp miễn dịch. Hiện tượng Lucio liên quan đến hoại tử các tiểu động mạch do vi khuẩn phong xâm nhập vào nội mô mạch máu.

3. Biến chứng do suy giảm miễn dịch

 

Hai biến chứng rõ rệt nhất là nhiễm khuẩn và thoái hoá bột. Viêm thận ở bệnh nhân mắc phong do lắng đọng phức hợp miễn dịch, thoái hoá bột cũng xảy ra trong phong u. Viêm mô tế bào thứ phát và viêm xương tuỷ xương dẫn đến thoái hoá bột.

4. Biến chứng do tổn thương thần kinh

 

Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến ba chức năng sinh lý của thần kinh là cảm giác, vận động và tự động. Thần kinh cảm giác thường bị tổn thương sớm nhất và nặng nhất. Tuy nhiên, loại thần kinh tổn thương phối hợp là thường gặp nhất tuỳ vào mức độ khác nhau.

5. Biến chứng thứ phát xảy ra

 

Loại biến chứng này xảy ra sau mất cảm giác, liệt và rối loạn chức năng thực vật. Biến chứng muộn của bệnh phong rất khó để ngăn ngừa, gồm hoại tử tổ chức, loét gan chân, viêm mô tế bào thứ phát do vi khuẩn và viêm xương tuỷ xương, mất các ngón tay, chân.

trieu chung benh phong 4

 

Triệu chứng bệnh phong có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

6. Biến chứng do kháng thuốc

 

Thước Dapsone hầu hết là thứ phát chiếm 15% bệnh nhân nhiều vi khuẩn điều trị đơn hoá sau 5 - 20 năm. Biểu hiện của lâm sàng kháng thuốc là bệnh tiến triển theo phong u điển hình hoặc là các u phong mới xuất hiện rải rác trên bối cảnh bệnh đã hồi phục. Ngoài ra, tổn thương tái phát ở mắt hay thần kinh, giảm thị lực hay các triệu chứng của viêm mống mắt hoặc viêm thần kinh xuất hiện, hoặc có phản ứng phong. Hiếm hơn tổn thương tái phát là phong  thể BT.

Cách ngăn ngừa bệnh phong

Thông thường, bệnh phong khó lây và lây chậm do đặc trưng về mặt dịch tễ của vi trùng phong. Bệnh lây lan chủ yếu qua da và niêm mạc có tổn thương bị trầy xước, chu kỳ để trực khuẩn phong sinh sản là 12 - 13 ngày. Được biết, không có vật chủ trung gian truyền bệnh nên trực khuẩn rất dễ bị giết chết do các loại thuốc như Rifampicin, ofloxacin... dễ mất hoạt tính trong môi trường xà phòng và ánh nắng.

Bệnh phong là căn bệnh với những thương tổn da, làm tổn hại các dây thần kinh ngoại biên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây tàn tật mắt vĩnh viễn, chân tay... Đối với nam giới có thể gây vô sinh sau này.

Trên thế giới hiện nay đã có loại vaccine phòng ngừa bệnh phong nhằm phát hiện và điều trị bệnh cho những người mắc bệnh phong. Loại vaccine này có tác dụng chấm dứt lây lan bệnh trong cộng đồng, giảm số lượng người bệnh do phát hiện muộn từ đó số lượng người mắc bệnh phong cũng giảm đi trông thấy.

trieu chung benh phong 5

 

Triệu chứng bệnh phong. Hiện nay đã có loại vaccine phòng ngừa bệnh phong

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ràng, tỷ lệ người được chủng ngừa bệnh lao có khả năng miễn dịch với bệnh phong, vì vậy chủng ngừa lao có thể áp dụng phòng ngừa bệnh phong.

Bệnh phong chỉ xảy ra ở một số quốc gia và không phát triển thành dịch như cúm. Bệnh rất khó lây lan, khuyến cáo mọi người:

- Không nên tiếp xúc với dịch mũi, miệng của bệnh nhân.

- Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân.

- Hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, diễn tiến của bệnh.

Người bệnh phong mặc dù được phát hiện sớm và dùng thuốc theo hướng dẫn nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng đến thể chất hay tinh thần. Những người bệnh phong cần được chăm sóc, giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng để phục hồi chức năng, thay đổi cách nhìn với người mắc bệnh phong. Họ cần được đối xử bình đẳng để không mặc cảm.

comment Bình luận

largeer