Cách tránh bị sốc nhiệt mùa hè

Sốc nhiệt mùa hè nếu không được xử lý kịp thời có thể gây rối loạn ý thức, co giật, mê sảng, thậm chí là tử vong. Để tránh sốc nhiệt mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống, hoạt động của mình.
10/05/2018 14:33

1. Sốc nhiệt mùa hè có gây chết người không?

Sốc nhiệt (say nắng) là cụm từ dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh. Tuy nhiên, tình trạng sốc nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.

Sốc nhiệt mùa hè là khi nhiệt độ cơ tăng đột ngột có thể lên đến 40 độ C, khi đó bệnh nhân rơi và tình trạng mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Sốc nhiệt mùa hè là vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Bởi chúng là cơ thể chúng rất nhạy cảm và dễ bị sốc nhiệt. Trẻ nhỏ sốc nhiệt thường dẫn có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, tê chân…

Khi bị sốc nhiệt người bệnh thường trải qua 4 giai đoạn:

- Ngất: khi ngất cơ thể sẽ cố gắng giảm nhiệt làm mạch giãn nở nhiều, lượng máu  chảy vào não giảm khiến bạn ngất xỉu hoặc chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn.

- Co thắt: cảm giác các cơ bị kéo dãn, đau cơ hoặc co cứng – một trong những dấu hiệu đầu tiên liên quan đến tình trạng sốc nhiệt.

Empty

Cách tránh bị sốc nhiệt mùa hè. Sốc nhiệt mùa hè có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời

- Kiệt sức: người bệnh sẽ cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi, có các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, đau nhức người, nhức đầu, ớn lạnh, da nhợt nhạt, buồn nô, nôn và ngất xỉu…

- Sốc nhiệt: là tình trạng nghiêm trọng nhất trong các bệnh liên quan đến nhiệt. Nó có thể dẫn đên tổn thương não nghiêm trọng, suy nhược, thậm chí tử vong.

Theo các bác sĩ, khi bị sốc nhiệt người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau: Nhiệt độ cơ thể tăng cao; mạng nhanh, mạnh; thở yếu; da nóng, đỏ, khô; đau đầu dữ dội;mệt  mỏi; ra mồ hôi hoặc không ra; buồn nôn, co giật; nước tiểu sẫm; mê sảng; lú lẫn; co giật.

Sốc nhiệt mùa hè xảy ra nhiều với người cao tuổi sống trong căn nhà không đủ mát, chậ chội; những người mắc bệnh mãn tính; những người uống nhiều rượu bia; trẻ nhỏ mắc bệnh tim, phổi, cao huyết áp…

Vậy sốc nhiệt mùa hè có gây chết người không? Theo bác sĩ Lương Quốc Chính – khoa A9, bệnh viện Bạch Mai: nếu người bệnh bị sốc nhiệt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn thì có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Còn theo các chuyên gia sức khỏe, sốc nhiệt mùa hè nếu không được sơ cứu ngay có thể gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Thậm chí có thể gây tử vong rất nhanh.

Sốc nhiệt có thể giết chết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Ngoài ra, sốc nhiệt gây ra trạng thái co giật, lú lẫn, mất định hướng…

2. Cách tránh bị sốc nhiệt mùa hè

Như đã chia sẻ, sốc nhiệt không phải là bệnh lý đơn giản. Vậy nên các sơ cứu và phòng tránh sốc nhiệt là điều cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia sức khỏe, để tránh bị sốc nhiệt người dân cần nắm bắt được những điểm sau:

  • Hạn chế ra ngoài trong thời điểm nắng cao

Nắng nóng sẽ bắt đầu rơi vào đỉnh điểm từ 10 – 17h và cao nhất là từ 13h – 16h. Vậy nên, trong khoảng thời gian này cần hạn chế làm việc, hạn chế đi lại dưới trời nắng. Thêm nữa, nắng nóng dễ gây mất nước nên người thường hoạt động mạnh nên hạn chế, nếu có thì nên hoạt động dưới bóng râm, trong nhà thoáng khí…

  • Không hoạt động giữa hai môi trường có nhiệt độ chênh lệch cao

Trong những ngày nắng nóng người dân không nên hoạt động liên tục trong cả môi trường có điều hòa lẫn môi trường ngoài trời nắng nóng. Việc này giúp hạn chế tối đa tình trạng sốc nhiệt mùa hè.

Nếu muốn đi ra ngoài từ môi trường có điều hòa thì nên cho mình thời gian “quá độ”. Thời gian “quá độ” là khoảng thời gian giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên trong phòng điều hòa và môi trường bên ngoài. Việc này giúp chúng ta không bị sốc nhiệt.

Bởi cơ thể không thể thích nghi kịp với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn khi đó sẽ dẫn đến tình trạng: đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, say nắng… vô cùng nguy hiểm.

  • Cần phải bổ sung nước cho cơ thể

Sốc nhiệt mùa hè thường dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vậy nên, để chống sốc nhiệt mùa hè bạn cần uống nước thường xuyên, uống đúng cách bù lại lượng nước đã mất sau khi bài tiết qua đường tiểu.

Empty

Cách tránh bị sốc nhiệt mùa hè. Uống nhiều nước giúp chống tình trạng mất nước để tránh sốc nhiệt

Việc bù nước này giúp ngăn chặn tình trạng mt nước nếu bạn đi ngoài trong thời gian dài. Theo các chuyên gia, bạn nên uống từ 0,4 – 0,9 lít nước mỗi giờ. Song cũng cần tránh uống nước quá lạnh vì có thể gây chứng co rút ruột.

  • Cần tắm trước khi di chuyển ra ngoài

Theo các chuyên gia, người dân nên làm mát cơ thể trước khi ra ngoài. Làm mát cơ thể bằng cách tắm giúp lượng nhiệt xung quanh cơ thể không bị tăng quá nhanh. Tắm còn giúp tinh thần bạn trở nên sảng khoái, minh mẫn hơn.  

  • Mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang khi ra đường trời nắng

Mặc áo chống nắng đeo khẩu trang không chỉ giúp da tránh tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời mà cò giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị sốc nhiệt. Khi ánh nắng không thể chiếu thẳng vào da sẽ giúp cơ thể không bị tăng nhiệt độ đột ngột, từ đó hạn chế tình trạng sốc nhiệt mùa hè. Để bảo vệ da bạn có thể thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 phút.

  • Uống nước trái cây giàu chất điện giải

Nước dừa là một trong những sản phẩm giúp thanh nhiệt mùa hè hiệu quả nhất. Đồng thời giúp cung cấp chất điện giải tự nhiên cho cơ thể. Hoặc bạn có thể uống một cốc nước chanh, cho thêm một chút muối để ngăn ngừa say nắng.

  • Quan tâm đến lượng mồ hôi đổ ra từ cơ thể

Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều thì chắc chắn đây là một dấu hiệu của tình trạng say nắng. Và ngay lập tức bạn phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh nguy hiểm cho tính mạng.

  • Có chế độ ăn uống đảm bảo

Để hạn chế tình trạng sốc nhiệt mùa hè, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm tốt như: ăn cá hồi tự nhiên; ăn các loại hoa quả như lê, lựu, kiwi, dưa hấu, dưa chuột; cần tây; hạt é…

comment Bình luận

largeer