Cách chữa sốt nóng lạnh về đêm

Những cơn sốt vào chiều tối kéo theo nhiều triệu chứng khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
22/04/2018 22:10

Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh về đêm

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Đây là một trong những nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất. Sốt về đêm kèm theo triệu chứng mệt mỏi có thể là chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng thanh quản hay phế quản... tình trạng này thường giảm dần sau 4 - 5 ngày kể từ khi phát bệnh.

Cach chua sot nong lanh ve dem 2

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây sốt nóng lạnh về đêm

Nhiễm trùng da

Dù là loại nhiễm trùng nào trong cơ thể đều khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, nếu nhiễm trùng da ngoài các đợt sốt về đêm có thể quan sát thấy những diễn biến bất thường trên da như phát ban, mẫn đỏ, lở loét…

Dị ứng

Cơ thể khi bị dị ứng sẽ tự động phòng vệ bằng cách tạo ra những cơ sốt về đêm và mệt mỏi toàn thân do ăn phải thức ăn, nước uống hoặc dùng thuốc có chứa thành phần gây dị ứng. Nếu là phản ứng dị ứng của cơ thể thì ngoài sốt, bệnh nhân cũng sẽ bị sưng đỏ, phù nề tại một số vị trí nhất định.

Viêm nhiễm trong cơ thể

Khi cơ thể mắc viêm nhiễm đều khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài trên một tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cach chua sot nong lanh ve dem 3

Cách chữa sốt nóng lạnh về đêm. Sốt nóng lạnh về đêm có thể do cơ thể mắc phải viêm nhiễm nặng

Rối loạn mô liên kết

Những rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây sốt và mệt mỏi toàn thân, đặc biệt là về đêm khi nằm ngủ.

Nhiễm trùng đường tiểu (U.T.I)

Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, ngoài sốt và mệt mỏi còn gây ra cảm giác đau khi đi tiểu hoặc đau trong đường niệu.

Stress, căng thẳng quá mức

Áp lực trong học tập và làm việc vào ban ngày đôi khi sẽ gây ra những cơn sốt vào ban đêm. Trường hợp đang chịu đựng một áp lực lớn, kéo dài và có sự xuất hiện những cơn sốt về chiều tối kèm theo mệt mỏi nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể, bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Cách chữa sốt nóng lạnh về đêm

Đối với trẻ nhỏ

Ngoài các biện pháp hạ sốt như cho trẻ uống thuốc, dùng miếng dán hạ sốt có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau các vị trí như hõm nách, cổ, bẹn của trẻ để cơn sốt mau chóng hạ nhanh.

Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nới rộng quần áo và cho trẻ mặc quần áo mềm và có độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó nơi nghỉ ngơi của trẻ cần khô ráo, thóng mát.

Bổ sung nước và chất điện giải để bù đắp phần bị mất do đổ mồ hôi.

Cach chua sot nong lanh ve dem 4

Khi trẻ bị sốt nóng lạnh về đêm nên bổ sung nước và chất điện giải

Khi trẻ biểu hiện co giật hoặc sốt cao 3 ngày không hạ cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.

Đối với người lớn

Tắm nước ấm

Khi đang sốt, nước ấm sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn và làm hạ dần nhiệt độ cơ thể. Không nên dùng nước lạnh để hạ sốt. Vì độ lạnh của nước khiến máu đổ dồn về các cơ quan bên trong cơ thể, làm cơn sốt tăng cao hơn.

Lau mát

Dùng khăn thấm nước để lau những khu vực có nhiệt độ cao như nách, bẹn có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể vì nước sẽ bốc hơi khi gặp nhiệt độ cao.

Dùng khăn ẩm

Một phương pháp trị sốt khác là ngâm chiếc khăn tắm to trong nước lạnh rồi dùng chúng để quấn lên người khi nhiệt độ cơ thể đang tăng. Khoa học hiện đại ngày nay không đồng tình với việc làm hạ sốt nhanh. Do đó, nếu muốn áp dụng phương pháp hạ sốt này, nên dùng nước hơi ấm để ngâm khăn thay cho nước lạnh. Dùng thêm một chiếc chăn hoặc khăn tắm khô để bên ngoài tấm chăn ướt rồi nằm yên trong khoảng 15 phút và cởi bỏ khăn ngay khi chúng đã hấp thu bớt lượng nhiệt trong cơ thể.

Cach chua sot nong lanh ve dem

Có thể dùng khăn ẩm để quấn lên người khi nhiệt độ cơ thể tăng cao

Bổ sung nước

Khi bị sốt, cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn. Cần uống từ 8 - 12 cốc nước mỗi ngày trong giai đoạn nhiệt độ cơ thể đang cao. Dấu hiệu để nhận biết cơ thể có đủ nước đó là màu vàng nhạt của nước tiểu. Đặc biệt là những loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh...

Sai lầm trong cách chữa sốt nóng lạnh ở trẻ

Ủ ấm cơ thể

Khi sờ tay, chân trẻ lạnh toát, sốt run, phụ huynh sẽ tìm cách đắp thêm chăn ấm, mặc thêm áo để bớt lạnh. Cách này có thể khiến trẻ thêm sốt cao hơn và có nguy cơ bị co giật. Vì vậy, chỉ nên đắp chăn mỏng, mặc ít quần áo để đảm bảo thân nhiệt trẻ không bị gia tăng.

Không chú ý nhiệt độ cơ thể

Để thân nhiệt trẻ tăng cao quá nhanh, không thường xuyên kiển tra nhiệt độ sẽ dẫn tới co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh.

Không lau mồ hôi khi uống thuốc hạ nhiệt

Nếu cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt cơ thể sẽ đổ mồ hôi và hạ nhiệt dần, tuy nhiên trẻ cần được lau khô mô hồi, tránh để mồ hôi thấm ngược và cơ thể gây bệnh nặng hơn.

Lạm dụng miếng dán hạ sốt

Khi trẻ sốt nóng lạnh về đêm nhưng chưa kịp đến bác sỹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt nhưng không được lạm dùng vì miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở vùng được dán. Dán quá lâu, miếng dán hạ sốt gây kích ứng vùng da dán lâu.

comment Bình luận

largeer