Trường Đại học Văn hóa TP. HCM: Hàng loạt những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý sinh viên?

Việc đầu tư sân bóng mini, để phục vụ nhu cầu giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên. Thế nhưng, nếu không quản lý chặt chẽ, thì có thể xảy ra tình trạng tài sản công bị một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng, ngang nhiên hưởng lợi.
15/08/2023 10:53

Vừa qua, Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng đã nhận được đơn thư của một số sinh viên Trường Đại học Văn hóa TPHCM bức xúc phản ảnh, khi muốn sử dụng sân bóng đá mini trong trường, thì phải thuê và đặt lịch trước. Nếu không đặt lịch và đặt cọc trước, thì sinh viên sẽ không có sân luyện tập, nên việc rèn luyện sức khỏe thể chất rất khó khăn và  sinh viên rất bất bình.

Nhà trường cho doanh nghiệp thuê 1.600m2 đất 

Đươc biết Trường Đại học Văn hóa TPHCM, cơ sở 2 (số 288, Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, Quận 9) căn cứ theo nhu cầu giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên. Ngày 2/3/2016, Trường đã ký Hợp đồng số 63/HĐ-ĐHVHHCM về việc liên kết sử dụng mặt bằng, để giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên tại cơ sở 2 Trường Đại học Văn hóa TPHCM với Công ty TNHH Nam Hải Nguyệt; diện tích mặt bằng cho thuê là 1.600m2, để đầu tư xây dựng hai sân bóng mini; thời hạn hợp đồng là 5 năm, từ ngày 11/3/ 2016 đến hết ngày 11/3/2021. Về kinh phí liên kết sử dụng mặt bằng, Công ty phải trả cho Nhà trường một năm đầu tiên là 15 triệu đồng/tháng, năm thứ hai 20 triệu đồng/tháng, từ năm thứ ba sẽ tăng thêm 5% do yếu tố trượt giá. Số tiền từ hợp đồng được nhà trường thu và sử dụng cho hoạt động của nhà trường.

Picture9

Hợp đồng liên kết giữa Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty TNHH Nam Hải Nguyệt

Picture10

Website quảng cáo dịch vụ thuê sân bóng tại Trường Đại học Văn hóa TPHCM, cơ sở 2, tại Quận 9

Ngày 11/8, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Việt, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp cho biết: “Liên quan đến nội dung sinh viên phản ánh việc không được vào đá, thì như thế này: Khi sân bóng có, thì giữa nhà trường và quản lý sân bóng thống nhất với nhau là khi trường có hoạt động đá bóng tổ chức giải, thì họ hoàn toàn miễn phí, còn sinh viên bình thường của trường vào đá, thì tùy theo họ giảm 10%, 20%,.., Trước đây khi còn hợp đồng, thì họ vẫn đóng tiền cho nhà trường, Còn sau này hết hợp đồng, thì nhà trường cũng không thu nữa, họ cứ làm bình thường, sinh viên vào đá, thì cứ theo quy định của họ, khi nhà trường có nhu cầu thì họ vẫn hỗ trợ như thế”.

Ông Việt cũng cho biết thêm nguyên nhân không ký hợp đồng tiếp là do  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu tất cả các đơn vị phải có đề án cho thuê tài sản công dôi dư, trong đó Bộ lại không đồng ý cho thuê đất trống như kiểu để làm sân bóng,... Thế nên, từ năm 2021 đến nay, nhà trường cũng không ký hợp đồng với doanh nghiệp nữa. Trong quá trình đầu tư như vậy, thì từ thời điểm đó cho tới nay doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động như vậy”.

Sinh viên thì bức xúc về việc xây dựng hai sân bóng để phục vụ nhu cầu giảng dạy và giáo dục thể chất cho sinh viên, nhưng khi sử dụng lại phải trả phí. Dư luận thì hoài nghi về sự bất minh trong sự việc liên kết hợp tác này và đặt câu hỏi: Tại sao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không đồng ý để Trường Đại học Văn hóa TP. HCM cho thuê mặt bằng, mà hai sân bóng này vẫn tồn tại và ngang nhiên để một số cá nhân, doanh nghiệp thu lợi và không mất cứ cứ một khoản phí sử dụng đất công nào?

Sinh viên bị phạt 20 triệu đồng vì quá hạn

Đã có không ít đơn tố cáo, phản ảnh gửi các cơ quan quản lý có thẩm quyền, cũng như các cơ quan báo chí về một số việc thu, chi có dấu hiệu sai phạm tại Trường Đại học Văn hóa TPHCM.

Sinh viên sau đại học phản ánh việc bị đóng tiền phạt quá hạn lên đến 20 triệu đồng, gây bức xúc và làm ảnh hưởng nặng nề tới tấm lý, tinh thần. Có trường hợp sinh viên còn gọi điện tới Phòng kế toán phản đối và yêu cầu trả lại tiền nộp phạt.

Những nội dung trên chúng tôi cũng đã làm việc với đại diện Trường Đại học Văn hóa TPHCM và sẽ được chúng tôi thông tin với công luận chi tiết vào kỳ sau..

Trọng Quyên

comment Bình luận

largeer