Vắc xin đậu mùa và cách phòng bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa và vắc xin đậu mùa
Bệnh đậu mùa có đặc điểm là phát ban ở da do bị nhiễm virut toàn thân. Khi bệnh bắt đầu phát triển, cơ thể sẽ sốt cao 40 độ C, kèm theo triệu chứng đau đầu, mệt, đau lưng, đau bụng và nôn. Ở 2-4 ngày tiếp theo, cơn sốt hạ dần và xuất hiện ban đỏ.
Quá trình phát triển của ban nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước (vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban. Nốt ban nổi ở mặt rồi đến thân và chân tay.
Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).

Vắc xin đậu mùa không còn lưu hành rộng rãi trên thị trường
Tỷ lệ chết ở bệnh đậu mùa tuỳ thuộc vào thể bệnh. Ở thể nhẹ (tiểu đậu) tỷ lệ chết rất ít và có thể không có; ở thể nặng có xuất huyết, tỷ lệ chết gần 100%. Trung bình tỷ lệ chết ở đậu mùa khoảng 15-20%.
Vào năm 1967, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đẩy mạnh Chương trình thanh toán bệnh đậu mùa toàn cầu. Và đến năm 1979, WHO đã xác nhận thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu thành công. Và từ sau đó, không thấy trường hợp bệnh đậu mùa nào trên người và có những bằng chứng cho biết bệnh đậu mùa sẽ không trở lại thành bệnh lưu hành địa phương.
Vì được thanh toán virut vào năm 1979, nên hiện nay vắc xin đậu mùa không còn lưu hành rộng rãi trên thị trường và cộng đồng cũng không cần vắc xin của bệnh này nữa.
Hiện nay, virut đậu mùa chỉ tồn tại trong mẫu phẩm của phòng thí nghiệm nghiên cứu. Vắc xin đậu mùa vẫn được sử dụng để bảo vệ một số đối tượng nhất định, chẳng hạn người làm việc với những virut này. Hoa Kỳ vẫn có nguồn dự trữ vắc xin đậu mùa đề phòng trường hợp bùng nổ dịch, nhưng khả năng này ít xảy ra.
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa
Để tránh bệnh đậu mùa lây lan rộng, biện pháp phòng tránh cần thiết đầu tiên là cách ly người bệnh:
- Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).
- Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
Tiêm vắc xin ngừa bệnh đậu mùa. Đây là việc làm rất quan trọng để không bị nhiễm virut. Vắc xin khi được tiêm vào người sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể ngăn lại bệnh. Những người tiếp xúc với bệnh nhân thì cần tiêm phòng trong 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc.

Cách phòng bệnh đậu mùa hiệu quả nhất là cách ly người bệnh và tiêm vắc xin
Tiếp đó là vệ sinh phòng bệnh:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là đường mũi họng.
+ Trong giám sát các bệnh truyền nhiễm nếu phát hiện thấy trường hợp nghi ngờ không phải bệnh thuỷ đậu, trường hợp giống bệnh đậu mùa thì bắt buộc phải gọi điện thoại ngay tức khắc thông báo với nhà chức trách y tế địa phương.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am