Vắc xin phòng COVID-19 thứ 2, đẩy nhanh tiến độ để kịp về đích
Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin để sớm cung ứng cho người dân - Ảnh: MINH CHIẾN
Ngày 11-4, ông Dương Hữu Thái, viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết sau khi nghiên cứu và cho ra kết quả tốt, vắc xin COVIVAC đã được đưa vào thử nghiệm và sẽ sớm được sản xuất ra thị trường khi được Bộ Y tế cấp phép, phê duyệt theo quy trình hoặc cấp phép trong trường hợp khẩn cấp.
COVIVAC là sản phẩm hợp tác của IVAC với một số trường đại học và tổ chức quốc tế cùng các đối tác trong nước và nước ngoài. Ðến nay, IVAC hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin.
Vắc xin COVIVAC có điểm tương đồng với vắc xin AstraZeneca được nhập khẩu và ưu tiên tiêm tại một số địa phương cả nước hiện nay là đều sử dụng công nghệ véc tơ, tuy nhiên, giá thể sử dụng của hai nhà sản xuất khác nhau.
COVIVAC sử dụng công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi công nghệ đang được IVAC áp dụng để sản xuất vắc xin phòng cúm mùa từ nhiều năm nay, còn vắc xin AstraZeneca sản xuất theo công nghệ nuôi cấy tế bào.
Cũng theo ông Thái, tại Trường đại học Y Hà Nội đã triển khai tiêm vắc xin cho người tình nguyện tham gia. 120 tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được chia thành 5 nhóm để tiêm với các mức liều khác nhau, mỗi đợt tiêm 12 - 15 người/ngày, cách nhau 8 ngày cho đến 20-4-2021.
Cụ thể, ba nhóm vắc xin không có tá chất với các mức liều: 1mcg kháng nguyên S; 3mcg kháng nguyên S; 10mcg kháng nguyên S; một nhóm vắc xin mức liều 1mcg kháng nguyên S có bổ sung tá chất và một nhóm gồm 20 người tiêm giả dược để so sánh với những nhóm tiêm vắc xin nêu trên.
Mũi tiêm thứ hai sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất 28 ngày. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi sức khỏe và mời đến thăm khám bảy lần theo lịch trình nghiên cứu, để đánh giá an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin.
"Đến nay đã tiêm được 66 tình nguyện viên, dự kiến 1 đến 2 tuần nữa sẽ hoàn thành bước đầu công tác tiêm thử nghiệm. Sức khỏe các đối tượng sau khi tiêm vắc xin đều ổn định, một số người gặp phản ứng phụ ở mức độ nhẹ như đau vết tiêm, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi... Các phản ứng phụ này đa số chỉ kéo dài trong khoảng một ngày", ông Thái cho hay.
Vắc xin COVIVAC dễ bảo quán, vận chuyển và có giá thành thấp, chỉ 60.000 đồng/liều - Ảnh: MINH CHIẾN
Dự kiến sau khi có báo cáo kết quả giữa kỳ và cuối kỳ của giai đoạn này vào tháng 7-2021, nếu vắc xin cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, với cỡ mẫu lớn hơn tại tỉnh Thái Bình với 300 đối tượng.
"Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm, theo kế hoạch đến quý I năm 2022 Việt Nam sẽ có vắc xin để sử dụng, thậm chí có thể xuất khẩu. Với ưu điểm công nghệ hiện đại, tại IVAC công suất hiện nay là 6 triệu liều/năm, nhưng có thể sớm nâng lên 30 triệu liều/năm, cùng với đó là giá thành rẻ chỉ 60.000 đồng/liều, vắc xin COVIVAC dễ dàng bảo quản và vận chuyển, giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận", ông Thái nói.
Vắc xin Nano Covax chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3
Ông Thái cũng cho biết vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam là Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển, đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ tháng 12-2020. Đến nay, thử nghiệm lâm sàng đã bước qua giai đoạn hai, mở rộng ra nhóm người cao tuổi và có bệnh lý nền.
Theo kế hoạch, cuối tháng 4-2021 sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin Nano Covax. Vắc xin đang có triển vọng tốt, người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh. Dự kiến đầu tháng 5-2021, vắc xin này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Được biết, hiện đã có 108 người cao tuổi đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, trong đó cao nhất là 76 tuổi. Sau tiêm, họ đều có phản ứng nhẹ, không có biểu hiện bất thường.
Nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý 3-2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc xin Nano Covax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó.
Theo Tuổi trẻ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm