Vụ bệnh nhân cấp cứu bị 5 bệnh viện từ chối: Vô cảm, có thể xử lý hình sự

Theo các chuyên gia, luật sư: Vụ việc bệnh nhân cấp cứu đến 5 bệnh viện, phòng khám ở Bình Dương bị từ chối cần phải được làm rõ, xử lý nghiêm.
By Nhất Nam/ Sức Khỏe Cộng Đồng
16/08/2021 18:33

Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

Nạn nhân test COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồng sau đó bị từ chối cấp cứu. (Ảnh: VOV).

Nạn nhân test COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồng sau đó bị từ chối cấp cứu. (Ảnh: VOV).

Vụ việc một bệnh nhân đi cấp cứu đến 5 bệnh viện, phòng khám không nhận khiến bệnh nhân về nhà rồi tử vong xảy ra ở Bình Dương, đang gây bức xúc trong dư luận.

Bệnh nhân được xác định là ông N.D. (57 tuổi, quê huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), ở trọ tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định.

Vi phạm đạo đưc ngành y

Trao đổi với PV, nhiều luật sư, chuyên gia y tế khẳng định, vụ việc gây phẫn nộ không chỉ cho gia đình bệnh nhân mà cả xã hội lên án.

Qua thông tin ban đầu, có thể khẳng định việc các cơ sở y tế từ chối bệnh nhân là thể hiện sự vô cảm, vi phạm đạo đức ngành y. Thậm chí, căn cứ vào việc bệnh nhân tử vong thì cơ quan chức năng có thể khởi tố, xử lý hình sự vì gây hậu quả nghiêm trọng.

"Trong bất cứ hoàn cảnh nào, với ngành y thì việc cứu người, chữa bệnh phải đặt lên hàng đầu. Điều này quy định rõ trong lời thề mà mỗi bác sĩ, y tá đều được học từ trong trường trước khi hành nghề. 

Trong chiến tranh đến kẻ dịch bị thương thì người làm bác sĩ cũng không được từ chối cứu chữa. Điều 5 trong 12 điều y đức & Lời thề Hippocrate (Bộ Y tế Việt Nam) quy định: Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh", một chuyên gia y tế nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, mới đây vào ngày 13/8/2021, Bộ Y tế cũng có Công văn số 6589/BYT-KCB yêu cầu: "Các cơ sở khám bệnh nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị. Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm khắc các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm".

Bệnh nhân cấp cứu đến 5 bệnh viện, phòng khám ở Bình Dương bị từ chối sau đó tử vong ở nhà trọ.

Bệnh nhân cấp cứu đến 5 bệnh viện, phòng khám ở Bình Dương bị từ chối sau đó tử vong ở nhà trọ.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật ( Đoàn luật sư TP HCM) cho biết: Về nguyên tắc, các bệnh viện phải tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào.

Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh/người nhà người bệnh trước khi chuyển đi bệnh viện khác. Thường trực cấp cứu ngoại viện phải luôn sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

Có thể xử lý hình sự

Luật sư Bình dẫn chứng, Điều 53 Luật Khám chữa bệnh quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan...

Ngoài ra khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 56 của Luật này;

b) Mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu;

c) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.

Đối với vụ việc người đàn ông ở TP. Dĩ An tử vong, luật sư Bình cho rằng nếu cơ quan chức năng xác định nguyên nhân tử vong là do các bệnh viện từ chối có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

Tương tự, luật sư Lê Bá Thường - Giám đốc Công Ty Luật TNHH MTV Dân Luật Tín Thành (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng: Các cơ sở y tế không thể đưa ra lý do đang căng sức phòng chống dịch COVID-19 nên từ chối tiếp nhận bệnh nhân, bởi ngày 13/8 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 6589 quy định các cơ sở khám bệnh nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị; cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm.

Các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm nếu không tiếp nhận khiến bệnh nhân tử vong. Nếu Thanh tra Sở Y tế tỉnh và Cơ quan Công an vào cuộc điều tra, làm rõ có kết quả sẽ xử lý riêng từng đơn vị. Nếu xác định có lỗi của cơ sở y tế nào có thể sẽ xem xét xử lý trách nhiệm của người phụ trách.

Theo quy định, nếu người có trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng làm chết người có thể bị xem xét tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015.

Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm (Áp dụng theo điểm 1.10 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19).

"Dù bất cứ hoàn cảnh nào, sứ mệnh của cơ sở y tế đều phải đặt mục tiêu cứu mạng người là quan trọng nhất. Vì tính nhân văn và y đức, xã hội khó có thể chấp nhận lý do vì tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong những ngày qua căng thẳng và quá tải mà các cơ sở y tế từ chối tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân để dẫn đến cái chết thương tâm cho nạn nhân" - luật sư Thường nhận định.

 

Nhiều bệnh viện ở Bình Dương từ chối cấp cứu trẻ em, sản phụ sắp sinh

Báo VOV.VN đưa tin: Sau vụ 5 bệnh viện, phòng khám ở Bình Dương từ chối cấp cứu khiến một người tử vong, báo chí tiếp tục nhận thêm nhiều phản ánh của người dân về việc bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân, từ chối cả trẻ em và sản phụ sắp sinh.

Điển hình là trường hợp chị Huỳnh Thị Như Ngọc (quê Anh Giang, tạm trú tại tổ 3, khu phố 9, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) bức xúc khi con trai là Nguyễn Huỳnh Nhật Huy (8 tháng tuổi) bị sốt cao nhưng không có bệnh viện nào tiếp nhận.

Sản phụ 'đẻ rớt' tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 vì bệnh viện từ chối. (Ảnh: VOV).

Sản phụ "đẻ rớt" tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 vì bệnh viện từ chối. (Ảnh: VOV).

Chị Ngọc kể, tối 10/8, con trai bị sốt cao, hai vợ chồng chị đi xe máy chở con đến các bệnh viện ở thành phố Thủ Dầu Một, như: Bệnh viện Phụ sản nhi Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa Medic, Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, nhưng tất cả đều không tiếp nhận.

Có nơi nêu lý do không nhận cấp cứu trẻ dưới 5 tuổi vì không có chuyên khoa, chỗ thì đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nên không tiếp nhận bệnh thông thường. Sau cùng chỉ có Phòng khám Phụ sản nhi khoa Sài Gòn tiếp nhận khám cho bé với chuẩn đoán Sốt xuất huyết.

Chị Như Ngọc nghẹn ngào, nhìn con thở khó khăn, mặt đỏ bừng thì vô cùng lo sợ cho tính mạng của con mình. Đến các bệnh viện chị khóc lóc, van xin nhưng đều bị từ chối. Rất may, sau đó đã có chỗ tiếp nhận, khám, điều trị cho bé. Nếu không có Phòng khám này không biết bây giờ sức khỏe của con trai chị Ngọc sẽ ra sao.

Trường hợp khác cũng đang ở "cửa tử", vỡ ối sắp sinh, nhưng không được bệnh viện nào tiếp là chị Lý Thị Đa Ghi (35 tuổi, quê Sóc Trăng, tạm trú tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Anh Lý Củn (32 tuổi, chồng chị Đa Ghi) kể: ngày 6/8, anh chở vợ chuyển dạ đi sinh nhưng bệnh viện, phòng khám ở thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, nơi thì đóng cửa, nơi thì lắc đầu không nhận. Quá lo lắng, anh chở vợ lên thành phố Thủ Dầu Một tìm bệnh viện.

Đến chốt kiểm soát dịch COVID-19 ngay ngã tư Địa Chất, đoạn qua TP Thủ Dầu Một, trong lúc đang làm thủ tục qua chốt thì vợ bị vỡ ối. Rất may, một nữ cựu chiến binh có kiến thức về y tế đã đỡ đẻ thành công, cứu sống được hai mẹ con. Anh Lý Củn cho biết, lúc đó anh đứng bên ngoài lo sợ không biết tình hình như thế nào. Nếu hai mẹ con có chuyện gì chắc anh không sống được.

"Theo người dân, hiện nay, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bình Dương mới chỉ nằm ở trên giấy, thực tế nhiều bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh không thể chỉ chăm chăm vào việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 mà “quên” chăm sóc sức khỏe cho nhân dân", báo VOV.VN phản án.

Nội dung vụ việc bệnh nhân cấp cứu đi 5 bệnh viện, phòng khám bị từ chối

Theo phản ánh từ báo chí, tối 13/8, ông N.D. bị nôn ói phải đi cấp cứu nhưng nhiều cơ sở y tế không nhận nên phải trở về nhà.

Con gái ông N.D đã đưa cha đến 5 cơ sở y tế tại Dĩ An và Thuận An nhưng không được nhận cấp cứu vì các lý do: Đang điều trị bệnh nhân COVID-19, thiếu bác sĩ, thiếu trang thiết bị y tế, bác sĩ phải đi chống dịch COVID-19.

Đến 1h sáng ngày 14/8, con của ông N.D đành phải đưa cha về phòng trọ, 4 giờ sau, ông N.D trút hơi thở cuối cùng. Danh sách các cơ sở y tế từ chối bệnh nhân được đề cập là:

1. Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An - nơi đây không nhận với lý do đang điều trị bệnh nhân COVID-19.

2. Phòng khám Ngọc Hồng - lý do phòng khám không đủ điều kiện để điều trị nên đã đề nghị chuyển lên tuyến trên.

3. Bệnh viện Quân đoàn 4

4. Bệnh viện đa khoa An Phú

5. Phòng khám đa khoa tư nhân Nam Anh.

Báo Dân Việt ngày 16/8 đưa tin: UBND TP Dĩ An cho biết, sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, thành phố đã tiến hành mời 5 cơ sở y tế mà người dân phản ánh không tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu khiến ông N.D. tử vong vào ngày 14/8.

Tại buổi làm việc, đại diện 5 cơ sở y tế đã nhận một phần trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc đáng tiếc và gửi lời chia buồn đến gia đình bệnh nhân.

Tuy nhiên, các cơ sở này cho rằng, về mặt khách quan, do bệnh nhân trở nặng và các cơ sở y tế không đủ năng lực, thiết bị y tế để chữa trị, đồng thời nhiều y - bác sĩ được điều động tham gia chống dịch dẫn đến thiếu nhân lực trong khám chữa bệnh tại cơ sở.

comment Bình luận

largeer