WHO lập đội chuyên gia mới, quyết truy tìm nguồn gốc COVID-19
Nhóm nghiên cứu được chọn từ hơn 700 ứng viên, bao gồm các nhà khoa học từ 26 quốc gia, theo New York Times.
Trong số họ có tiến sĩ Inger Damon - một nhà nghiên cứu người Mỹ từng ứng phó với dịch Ebola, người chỉ đạo hoạt động liên quan tới các bệnh dễ gây chết người tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Nhà khoa học người Trung Quốc Yungui Yang cũng có mặt trong danh sách. Ông là Phó Giám đốc Viện Di truyền học Bắc Kinh thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, một tổ chức của Chính phủ.
Với nhóm mới này, WHO đang cố gắng phục hồi nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch. Công việc đó đã trở nên sa lầy trong cuộc cạnh tranh chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ, và những lo ngại về xung đột lợi ích của các nhà khoa học, khi WHO cử một nhóm trước đó đến Trung Quốc vào đầu năm 2021.

Viện Virus học Vũ Hán, ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 2/2021
Kết quả của chuyến thăm đó là một báo cáo chung của WHO và Trung Quốc, cho biết việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
WHO sau đó đã giải tán nhóm nghiên cứu trên. Sáu thành viên trong nhóm cũ tham gia nhóm mới.
“Không thể loại trừ một tai nạn trong phòng thí nghiệm cho đến khi có đủ bằng chứng để làm như vậy, và những kết quả đó sẽ được chia sẻ công khai”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và hai quan chức hàng đầu khác của tổ chức viết trong một bài báo trên tạp chí Science về nhiệm vụ của nhóm cố vấn.
Các quan chức WHO cho biết nhóm sẽ đánh giá các nghiên cứu gần đây, bao gồm những nghiên cứu mô tả loài dơi có liên quan mật thiết đối với virus SARS-CoV-2, và tư vấn cho tổ chức về những nghiên cứu cần thiết trong tương lai - có thể bao gồm cả nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo ngày 13/10, tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành của Chương trình Khẩn cấp Y tế (Health Emergencies Program) của WHO, cho biết không thể bỏ qua những trở ngại như “niềm tự hào dân tộc” có thể cản trở việc truy tìm nguồn gốc của virus. Ông cũng nói rằng nhóm cố vấn mới là một nỗ lực quay trở lại các vấn đề khoa học cốt lõi.
“Đây là cơ hội tốt nhất của chúng tôi, và có thể là cơ hội cuối cùng để chúng tôi hiểu được nguồn gốc của loại virus này”, ông nói.
Theo New York Times.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm