Xước móng rô ở trẻ em

Mỗi biểu hiện trên cơ thể bé được biểu thị cho một tình trạng sức khỏe khác nhau. Cũng như các biểu hiện về chiều cao cân nặng xước móng rô ở trẻ em cũng là một trong những biểu hiện cho tình trạng sức khỏe của trẻ.
23/08/2018 15:06

Xước móng rô ở trẻ là tình trạng gì?

Nhiều phụ huynh không rõ về tình trạng xước móng rô ở trẻ là như thế nào. Để có thể hình dung rõ ràng hơn, xước móng rô ở trẻ được miêu tả cụ thể như sau: Xước măng rô là tình trạng những mảnh da xơ ở đầu ngón tay. Còn phần thịt tiếp giáp móng bị tụt sâu, móng tay bị xước móng rô (măng rô) nhiều.

Xước móng rô ở trẻ em. Tay trẻ bị xước măng rô nguy hiểm như thế nào

Khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.

Xước măng rô ở trẻ là biểu hiện của bệnh gì?

Xước măng rô ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Ví dụ, trẻ bị xước măng rô có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Thêm vào đó, ngoài triệu chứng xước măng rổ khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.

Thêm vào đó, các mẹ còn có thể chuẩn đoán bệnh cho bé bằng cách quan sát thêm những biểu hiện khác như:

  • Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Bé bị thiếu kẽm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm tảo biển, rau ngót, cải bắp và các loại sò biển để bổ sung thêm kẽm cho bé.
  • Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Bé thiếu Protein. Mẹ nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein cho bé.
  • Móng tay bé rất dễ gãy: Bé đang bị thiếu vitamin A và Canxi. Nói chung, móng tay mỏng, dễ gãy là biểu hiện của thiếu các loại vitamin, vì vậy, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé xem đã phù hợp chưa.
  • Không những thế, bệnh tim mạch có thể khiến móng tay bé nở ra, đầu ngón tay thành hình dùi trống. Bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng làm móng tay mỏng đi, màu nhợt nhạt, mọc chậm. Bệnh gan khiến móng tay chuyển sang màu vàng.

Khi có biểu hiện xước móng rô kèm theo những triệu chứng khác, mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế để có những biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Điều trị cho trẻ bị xước móng rô

Nếu như trẻ bị xước móng rô do bị thiếu vitamin C thì mẹ có thể bổ sung đớn gian bằng cách như:

  • Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.

Xước móng rô ở trẻ em. Cung cấp nguồn trái cây chứa vitamin C co trẻ bị xước măng rô

  • Ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, a-xít folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung a-xít folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu a-xít folic nhất.
  • Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
  • Uống bổ sung vitamin: Nếu trẻ bị thiếu chất, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa cho bé để bổ sug vitamin đúng liều lượng.
  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?
  • 5 xét nghiệm sức khỏe cần làm ở tuổi 60 mà bạn nên biết
comment Bình luận

largeer