19 mũi tiêm bảo vệ con cả đời bố mẹ nhất định cần nắm rõ

Vacxin giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ nên theo dõi tình trạng và tiêm ngừa kịp thời cho con em. Dưới đây là 19 loại vacxin bảo vệ trẻ cả đời.
23/11/2020 17:26
  • Trẻ sơ sinh
1

- Viêm gan siêu vi B: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh trẻ sẽ được tiêm phòng vắc-xin viêm gan siêu vi B giúp con chống lại virus viêm gan B. Mũi tiêm này sẽ được nhắc lại vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng.

- Nếu mẹ mang virus viêm gan B (HBsAg Dương tính) thì cần tiêm vắc xin và huyết thanh chống viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ, tốt nhất là trong 12 giờ đầu sau sinh, tiêm nhắc vắc-xin viêm gan B mũi 2 lúc 1 tháng, mũi 3 lúc 6 tháng tuổi, mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

- Thông thường trẻ ít có phản ứng sau tiêm nhưng có thể có bé sốt nhẹ và bị đau ở vết tiêm

  • Trước khi con tròn 1 tháng tuổi

- Cần tiêm BCG phòng lao để bảo vệ con nhiễm lao sơ nhiễm và các thể lao nặng khác.

2
  • Khi con 6 tuần đến 4 tháng tuổi

- Cần tiêm 3 mũi vắc xin phòng Bạch hầu, uốn ván, ho gà, Bại liệt, viêm phổi do HiB vào 2,3,4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi con 18 tháng tuổi.

- Uống thuốc phòng tiêu chảy do Rotavirrus cũng rất cần thiết ở giai đoạn này.

- Ngoài ra trẻ cần tiêm vắc xin phòng phế cầu để phòng Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu với 3 liều cơ bản cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi và 1 liều nhắc thứ 4 tối thiểu cách liều 3 là 6 tháng.

3
  • Khi con 6-9 tháng tuổi

- Tiêm phòng cúm: con có thể gặp một vài tác dụng phụ của triệu chứng giả cúm hắt hơi, chảy nước mũi trong sau tiêm vắc xin 1-2 ngày nhưng các mẹ đừng lo lắng, chúng ta vẫn nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng với 2 liều cách nhau 1 tháng và nhắc lại hàng năm để phòng biến chứng viêm phổi nặng do cúm.

- Viêm màng não do não mô cầu nhóm B+C: tiêm 2 mũi, cách nhau 2 tháng.

- Sởi đơn hoặc Sởi – quai bị - rubella có thể tiêm từ lúc 9 tháng tuổi để phòng sởi sớm cho trẻ khi kháng thể sởi của mẹ truyền cho con đã giảm.

4
  • Khi con 12 tháng tuổi

- Thuỷ đậu: nên tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 năm nếu có nguy cơ cao

- Viêm não Nhật Bản: xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao là trẻ từ 2-6 tuổi. Vì vậy, mũi đầu tiên nên tiêm lúc trẻ 1 tuổi, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần và mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai 1 năm. Sau đó cứ 3 năm thì tiêm nhắc lại đến khi trẻ 15 tuổi

- Sởi - quai bị - rubella: tiêm sau mũi sởi đơn hoặc MMR tiêm lúc 9 tháng tuổi ít nhất là 6 tháng và nhắc lại sởi – quai bị - rubella liều tiếp theo sau 4 năm để con có miễn dịch đầy đủ

- Viêm gan A: tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng

- Bệnh dại: có thể tiêm phòng từ 1 tuổi để phòng trước khi bị súc vật cắn

5
  • Khi con 18 tháng tuổi

- Là lịch nhắc lại của vắc xin phòng bạch hầu, ho hà, uốn ván, bại liệt, HiB, viêm gan B

- Có thể nhắc lại sởi mũi 2 nếu trẻ mới tiêm được 1 mũi vắc xin có thành phần sởi

  • Khi con 2-3 tuổi

- Thương hàn: là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính do vi khuẩn gây ra. Trường hợp được Bác sĩ chỉ định có nguy cơ cao thì có thể tiêm phòng thương hàn cho trẻ trên 2 tuổi, 3 năm nhắc lại 1 lần

  • Khi con trên 4 tuổi

- Viêm não mô cầu nhóm A+C: 3 năm nhắc lại 1 lần

- Nhắc lại sởi – quai bị - rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản theo lịch; tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm và nhắc lại bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt lúc 6 tuổi, nhắc bạch hầu – ho gà – uốn ván lúc 11- 13 tuổi.

- Phòng ung thư cổ tử cung và sùi mào gà sinh dục – HPV cho nữ từ 9-26 tuổi: 3 liều

Vắc xin cần bảo quản lạnh 2-8 độ C để đảm bảo chất lượng và có thể có phản ứng phản vệ sau tiêm chủng mặc dù tỉ lệ rất ít nên cha mẹ cần cho trẻ tiêm tại cơ sở y tế, tránh tiêm tại nhà. Vì vậy, sau khi con tiêm phòng, cha mẹ cũng cần lưu ý lưu lại ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi và báo ngay với nhân viên y tế nếu con xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây:

• Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay và sưng to quanh chỗ tiêm

• Thở khò khè, khó thở, môi tím tái

• Đau quăn bụng, ỉa đái không tự chủ

• Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa

• Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật

• Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Sau đó trong vòng 24-48 giờ tại nhà, bố mẹ nên theo dõi thêm trẻ sau tiêm để xử trí hạ sốt khi trẻ sốt, theo dõi sưng đau vị trí tiêm và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có dấu hiệu bất thường: sốt cao liên tục, co giật, tím tái, khó thở, bú kém.

Danh sách những địa điểm tiêm chủng uy tín nhất ở Hà Nội

Bệnh viện Việp Pháp

Địa chỉ: Số 1, Phương Mai, Đống Đa

Liên hệ: 0243 5771 100

Bệnh viện nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa

Liên hệ: 0243 8343 700

Trung tâm kiểm dịch y tế Số 3, Ông Ích Khiêm

Địa chỉ: Số 3, Ông Ích Khiêm, Ba Đình

Liên hệ: 0423 7339 803

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Địa chỉ: 180 Trường chinh, Quận Đống Đa

Liên Hệ: 0243 8824 666

Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa

Liên hệ: 0243 9035 688

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng

Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng

Liên hệ: 0243 9717 694

Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng

Liên hệ: 0988 7777 00

Trung tâm tiêm phòng 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy

Địa chỉ: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy

Liên hệ: 0423 7685 512

Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh

Địa Chỉ: 182, Lương Thế Vinh

Liên hê: 1900256

Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam

Cơ sở 1: Địa chỉ 180 Trường Chinh, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Cơ sở 2: VNVC ICON 4 CẦU GIẤY: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa.

Cơ sở 3: VNVC Văn Quán Hà Đông: Tầng 3, tòa nhà NewSkyline, lô CC2 khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, Q.Hà Đông

Cơ sở 4: VNVC Mỹ Đình: Tầng 2- Tháp R1 tòa nhà Florence, số 28 Phố Trần Hữu Dực, P. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 5: VNVC Nguyễn Thái Học: Tầng B1 Tòa nhà DOJI TOWER, 05 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Cơ sở 6:  VNVC Đông Anh: thôn Đản Mỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Cơ sở 7: VNVC Sơn Tây: Số 1 Đường La Thành, Phường Phú Thịnh, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội

Hotline: 1800 6595

Mai Hường (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer