5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô

Có rất cách chữa mề đay tại nhà bằng lá tía tô được dân gian lưu truyền từ xa xưa. Dưới đây là 5 mẹo có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà mà đạt hiệu quả nhanh chóng.
11/04/2023 10:50

Điều trị mề đay bằng phương pháp tắm nước lá tía tô

Với những trường hợp bị nổi mề đay ở nhiều vùng trên cơ thể như bụng, lưng hay toàn thân thì phương pháp này mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Sử dụng nước lá tía tô để tắm sẽ nhanh chóng làm dịu nhẹ làn da, giảm ngứa ngáy, châm chích và tiêu dần các nốt mẩn đỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số thảo dược chữa mề đay để tăng hiệu quả chữa trị như chanh, lá khế, húng quế,…

Empty

Điều trị mề đay bằng phương pháp tắm nước lá tía tô

Quy trình tắm nước lá tía tô:

- Bạn chuẩn bị một lượng lá tía tô tươi vừa phải (khoảng một nắm tay) và những loại thảo dược khác (nếu muốn kết hợp). Tất cả đều rửa sạch bụi bẩn và ngâm khoảng 20 phút với nước muối loãng.

- Cho dược liệu đã rửa sạch đun với khoảng 3 lít nước. Khi sôi đun nhỏ lửa trong 20 phút rồi tắt bếp.

- Bạn có thể pha thêm nước lạnh để giảm độ nóng hoặc đổ ra chậu chờ nước nguội bớt.

- Sử dụng bã lá tía tô để chà nhẹ vào các vùng da bị nổi mề đay giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn.

- Với những trường hợp diễn biến phức tạp hay da đã bị tổn thương sâu thì người bệnh nên đi khám trước khi sử dụng phương pháp này. 

Đắp lá tía tô trực tiếp lên các vùng da bệnh

Với những người bệnh bị nổi mề đay cục bộ, có diện tích nhỏ và chưa lan ra toàn cơ thể thì cách chữa mề đay bằng lá tía tô này rất thích hợp và đơn giản. Đắp trực tiếp lá tía tô lên các vùng da nổi mẩn đỏ sẽ làm dịu nhanh chóng, không còn cảm giác ngứa ngáy và ức chế mề đay lây lan. 

Quy trình thực hiện:

- Rửa sạch một nắm tía tô và để ráo nước

- Cho lá tía tô vào cối cùng một chút muối rồi giã nát

- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh sau đó đắp lá tía tô đã giã lên vùng da đó

- Giữ cố định lá tía tô trên cơ thể khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm

- Bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Biện pháp này có thể để qua đêm và sáng hôm sau rửa lại bằng nước ấm.

Đối với những diễn biến nặng, vùng da nổi mề đay xuất hiện mủ thì người bệnh không nên áp dụng phương pháp này mà cần trao đổi trước với bác sĩ. 

Uống nước lá tía tô để giảm ngứa, chữa mề đay 

Empty

Uống nước lá tía tô để giảm ngứa, chữa mề đay 

Khi bệnh phát triển mãn tính, khó xác định được nguyên nhân, bạn có thể kết hợp điều trị bằng 2 phương pháp trên và uống nước lá tía tô để đạt hiệu quả cao hơn. Việc uống nước lá có tác dụng điều trị từ căn nguyên, thải độc bên trong cơ thể và tăng cường lưu thông máu. 

Có 2 cách để uống nước lá tía tô như sau:

Uống nước cốt lá tía tô sau khi xay, giã nát

- Chuẩn bị một lượng tía tô vừa đủ, rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước

- Cho lá vào cối xay nhỏ hoặc giã nát sau đó đun lại với khoảng 200ml nước

- Sử dụng phần nước để uống và phần bã đắp trực tiếp lên các vùng da bệnh

- Duy trì uống đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả tối ưu

Uống trà tía tô

- Bạn chuẩn bị một lượng lá tía tô vừa đủ (khoảng một nắm tay) và một củ gừng, rửa sạch, thái lát mỏng

- Cho lá tía tô tươi và một vài lát gừng mỏng vào ấm và hãm với nước sôi, sau 15 phút có thể dùng được.

Chữa mề đay bằng lá tía tô chườm nóng 

Phương pháp chườm nóng có tác dụng giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, cải thiện tình trạng châm chích, ngứa ngáy và tiêu ban đỏ. Quy trình chườm nóng là tía tô như sau:

- Sao một lượng lá tía tô vừa đủ trên chảo nóng, đến khi có mùi thơm và lá chuyển sang khô vàng

- Lấy phần lá mới sao bọc trong một lớp vải mỏng, chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay.

- Duy trì thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và cho đến khi bệnh khỏi hẳn

- Lưu ý thử độ nóng của lá trước khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh

Bổ sung lá tía tô vào món ăn hàng ngày 

Nếu nước cốt lá tía tô khó uống, bạn có thể bổ sung trực tiếp vào các món ăn hàng ngày vì tía tô mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như giải độc tố trong cơ thể, trừ hàn, khử phong. Ngoài ra, trong thành phần tía tô có những hoạt chất tốt giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy, dùng lá tía tô làm gia vị trong các món ăn cũng có thể điều trị các biểu hiện nổi mề đay hiệu quả và tăng cường sức khỏe.

Những điều cần chú ý khi chữa mề đay bằng lá tía tô

Chữa mề đay bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng bởi đơn giản an toàn và chi phí thấp. Do chưa được kiểm chứng khoa học cụ thể nên hiệu quả điều trị mề đay đối với mỗi người là khác nhau. Khi sử dụng tía tô để chữa bệnh, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

- Lựa chọn lá tía tô tươi, không sâu bệnh, rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

- Không đắp trực tiếp lá tía tô lên các vùng da bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, chảy máu, nhiễm khuẩn, lở loét.

- Sử dụng quá nhiều, dư lượng trà hay nước cốt lá tía tô sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây táo bón, đau đầu, mệt mỏi.

- Đặc biệt lưu ý phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ chỉ sử dụng các biện pháp ngoài da, không uống nước hay trà tía tô bởi có thể gây co thắt tử vong rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.

- Lá tía tô có tác dụng là kích thích hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi nên người có cơ địa dễ đổ mồ hôi không nên sử dụng lá này, có thể dùng thay thế bằng lá chè xanh, ngải cứu, đơn đỏ,….

- Tía tô lành tính nhưng vẫn gây dị ứng đối với một số thể trạng không phù hợp. Khi sử dụng thấy xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như châm chích toàn bộ cơ thể, da đỏ rát… thì phải dừng lại ngay và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chữa mề đay bằng tía tô là biện pháp dân gian được lưu truyền từ xa xưa, không có tác dụng thay thế hoàn toàn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh nên đồng thời kết hợp phương pháp này với phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer