Ăn bao nhiêu đường thì đủ?

WHO cho rằng việc tiêu thụ đường nhiều có liên quan đến hội chứng béo phì và nguy cơ xuất hiện nhiều căn bệnh không lây truyền khác. Theo thống kê, hội chứng này khiến ít nhất 2,8 triệu người trưởng thành tử vong mỗi năm, chưa kể một tỷ lệ lớn mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư.
22/04/2018 20:28

Ăn bao nhiêu đường thì đủ?

Đường là một carbohydrate đơn giản mà thành phần hóa học tạo ra các vật chất có hương vị ngọt ngào (gọi đường là glucose). Tùy vào cấu trúc mà nó được phân làm 3 loại chính là đường sucrose, đường lactose, và đường fructose.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association  – AHA) cho biết, đường không giúp tạo ra dưỡng chất và nó chỉ rút cạn lượng calo, điều đó có thể dẫn đến tăng cân, thậm chí béo phì, và làm giảm sức khỏe tim mạch.

an bao nhieu duong thi du

Ăn bao nhiêu đường thì đủ? Đối với phụ nữ, nên tiêu thụ đường ở mức độ 25 g hoặc 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, nam giới nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đối với phụ nữ, nên tiêu thụ đường ở mức độ 25 g hoặc 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, cơ nạc nhiều thì lượng đường trên là tương đối hợp lý. Cơ thể bạn sẽ đốt cháy lượng đường nhỏ này mà không gây hại cho cơ thể.

Trên thực tế, con người đang tiêu thụ lượng đường nhiều hơn mức khuyến nghị của WHO. Đường hấp thụ vào cơ thể đến từ các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, đồ uống. Một lượng đường nữa là khi mọi người thêm vào uống cà phê, uống trà, ngũ cốc và trong quá trình nấu nướng.

Cách giảm lượng đường hàng ngày?

Để giảm tối đa lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nước giải khát: Các loại đồ uống có đường đa phần mỗi lon, chai đều vượt quá lượng đường bạn được tiêu thụ trong ngày, vì vậy tốt nhất nên tránh xa.

Nước ép trái cây: Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về loại thức uống này, nhưng trong nước ép trái cây thực sự cũng chứa một lượng đường tương tự như các loại giải khát khác.

Kẹo và đồ ngọt: Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ngọt.

Thực phẩm nướng: Các loại bánh nướng, bánh ngọt…vv thường được cho rất nhiều đường và carbohydrate tinh chế.

Trái cây khô: Bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây khô, tránh được càng xa càng tốt.

Uống nước lọc thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây và không thêm đường vào cà phê hoặc trà của bạn.

Trong nấu ăn, thay vì bỏ đường bạn có thể cho quế, đậu khấu, hạnh nhân, vani, gừng hoặc chanh để tăng hương vị món ăn.

Loại đường nào tốt cho cơ thể?

Sirô cây phong

Sirô phong chứa lượng nhỏ kali, canxi, kẽm, và magiê. Nó cũng chứa các chất oxy hóa lên tới 54 loại khác nhau, một vài chất có khả năng chống ung thư. Lượng GI (chỉ số chất đường) của sirô phong thấp hơn đường cát hay đường mía (54 so với 65) nên ít gây tăng giảm đường huyết hơn.

Mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất không lọc vẫn chứa các enzym tự nhiên, chất chống oxy hóa, chất khoáng, và vài loại vitamin. Các nghiên cứu cho thấy bó cũng có tính khuẩn, hiệu quả chống cảm lạnh. Mật ong làm từ hoa dại có chứa ít GI hơn đường cát (35 so với 53). Mật ong thông thường có số GI có thể tới 87.

an bao nhieu duong thi du.jpg 1

Ăn bao nhiêu đường thì đủ?  Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, thậm chí béo phì, và làm giảm sức khỏe tim mạch

Mật đường đen

Mật đường đen chứa lượng cao vitamin và khoáng chất hơn các chất ngọt khác, và có thể chứa đến 20% nhu cầu hàng ngày về sắt, 10% nhu cầu vitamin B6, cùng nhiều dinh dưỡng khác như magiê, kali và canxi. Nó cũng có chỉ số GI thấp (55-60) so với đường ăn và đường mật thường.

Đường nâu

Đường nâu giữ được vài chất dinh dưỡng có trong chà là như lượng nhỏ chất xơ, canxi, kẽm và magiê. Nó chứa ít calo hơn đường cát, và lượng GI tương đương với quả chà là, thấp hơn đường cát (39-45).Đường dừaChứa lượng nhỏ chất sắt, kẽm, chất chống oxy hóa, và inulin – một loại chất xơ có tác dụng như prebiotic. Đường dừa chứa GI thấp hơn đường cát.

comment Bình luận

largeer