Ăn dâu tây có tác dụng gì?

Ở nước ta, dâu tây trồng nhiều tại Đà Lạt, Sơn La. Nó là một trong những loại quả được nhiều người yêu thích do có sắc đỏ bắt mắt và nguồn dinh dưỡng dồi dào.
08/03/2021 16:26

Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây là loại cây sinh trưởng trong các vùng ôn đới. Ở nước ta, Đà Lạt và Sơn La là hai địa phương có khí hậu thích hợp để trồng loại cây này. 

Về khoa học, dâu tây hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Nó có xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. 

dau tay

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%) và chất xơ. Trong 100 gram dâu tây cung cấp 2 gram chất xơ - cả hòa tan và không hòa tan. 

Dâu tây chính là một nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trong 200g dâu có tới 160% vitamin C theo liều lượng khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Một khẩu phần dâu có thể cung cấp 51,5 mg vitamin C, trẻ cần gấp đôi như thế, nghĩa là 100 mg vitamin C mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt.

Theo một nghiên cứu vào năm 2010, chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể nhanh chóng phát huy tác dụng chỉ sau vài tuần được hấp thụ.

Ngoài ra, trong dâu tây còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Mangan, Folate (vitamin B9) (folate rất quan trọng đối với sự phát triển mô và chức năng tế bào bình thường – đặc biệt cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi); Kali (Khoáng chất này có liên quan đến nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa huyết áp) Đồng thời, dâu tây cũng là nguồn cung cấp sắt, đồng, magiê, phốt pho và vitamin B6, K và E

Ăn dâu tây có tác dụng gì?

An toàn với người bị tiểu đường

Là loại quả phổ biến trên thị trường hiện nay, dâu tây được đánh giá là loại quả có chỉ số đường huyết (GI) là 40, tương đối thấp nên sẽ không dẫn đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu và được coi là an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

dau tay 1

Chống ung thư

Dâu tây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa như anthocyanins và acid ellagic có tác dụng phòng chống ung thư.

Anthocyanin tìm thấy trong dâu tây là nguyên nhân tạo ra màu đỏ đặc trưng của loại quả này. Nó có tác dụng thu dọn các gốc tự do gây hại trong máu. Các gốc tự do này có thể làm tổn thương và biến đổi các mô dẫn đến việc hình thành các tế bào ung thư.

Hàm lượng acid ellagic của dâu tây đã được đã được khoa học chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng của các khối u trong phổi, thực quản, ung thư vú, cổ tử cung và lưỡi.

Tốt cho mắt, tăng cường hệ miễn dịch

Do chứa nguồn vitamin C dồi dào nên dâu tây là loại quả khá tốt cho mắt, giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, làm sáng mắt.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Opthalmology cho thấy việc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C có thể giảm 36% nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi.

Ngoài ra, thường xuyên ăn dâu tây cũng rất tốt cho hệ miễn dịch, tránh mắc các bệnh lây nhiễm.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Dâu tây chứa hàm lượng cao chất xơ được khoa học chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao và rối loạn đường ruột.

Giúp giảm cân

Dâu tây rất giàu chất xơ, và ít calo và không chứa nhiều cholesterol. Ăn dâu tây không chỉ giúp người ăn kiêng giảm cân no lâu hơn, và có ít cảm giác thèm ăn hơn, ăn ít hơn và giảm cân hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong mỗi quả dâu tây đều có chứa các chất cellulose và teminem, đây là hai chất có tác dụng thúc đẩy quá trình, làm sạch đường tiêu hóa ngăn chặn không cho mỡ thừa tích tụ lại và ngăn chặn quá trình tăng cân thừa mỡ.

Huỳnh Anh (tổng hợp)

 

 

 

comment Bình luận

largeer