An Giang tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động

Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch chương trình chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
19/02/2023 10:01

Cụ thể, đến năm 2030 phấn đấu 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị, giám định y khoa và phục hồi chức năng; 100% người lao động nghỉ ốm dài ngày, bị mắc các bệnh, tật mạn tính phải điều trị dài ngày, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng được tư vấn về khả năng lao động phù hợp với sức khỏe; 100% người lao động bị mắc bệnh, tật được tư vấn để đảm bảo sức khỏe phù hợp với công việc; 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nâng cao sức khỏe; 100% người lao động được tiếp cận thông tin về các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư) và các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe (lối sống lành mạnh, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng hợp vệ sinh, tăng cường vận động) tại nơi làm việc; 100% người lao động tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 60% số người lao động không có hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (lâm nghiệp, ngư nghiệp) và làng nghề được tiếp cận thông tin truyền thông và được tư vấn về yếu tố có hại, nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp, các biện pháp phòng chống và nâng cao sức khỏe…

Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động (ảnh internet)

Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động (ảnh internet)

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đưa ra một số giải pháp triển khai nhằm đạt mục tiêu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, trong đó tập trung tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan đơn vị có liên quan đối với công tác chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp; Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý, hỗ trợ thông qua việc triển khai chính sách, hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; Đầu tư cho công tác dự phòng và điều trị để đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động.

Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề và lao động tự do, đặc biệt đối với lao động nữ, có thai và cho con bú; Tăng cường tuyên truyền vận động cho người lao động, người sử dụng lao động và mọi người dân về nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; Khuyến khích đẩy mạnh đảm bảo chất lượng hợp tác công-tư, đầu tư tư nhân, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý môi trường lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị và phục hồi chức năng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Cao Ánh

comment Bình luận

largeer