Ăn sứa đỏ nhiều có sao không?
Cứ đến mùa hè là khắp phố phường Hà Nội lại xuất hiện những gánh hàng sứa đỏ tấp nập người thưởng thức. Món ăn thanh mát lạ miệng này rất được ưa chuộng, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Thế nhưng, việc ăn sứa đỏ nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không cũng làm nhiều người băn khoăn.
Công dụng của sứa đỏ đối với sức khỏe

Hình minh họa
Mọi ngừi thường biết đến sứa trắng nhiều hơn bởi vì loại sữa này xuất hiện ở hầu hết các vùng biển ở nước ta. Còn sứa đỏ thì chỉ xuất hiện ở vùng biển Nam Định, Hải Phòng trong những năm gần đây. Mùa sứa đỏ thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch hằng năm.
Sứa đỏ khi ăn vào sẽ có vị thanh, mát và thường được ví như thạch rau câu. Do sứa có chứa 96-97% là nước nên khi được đánh bắt lên người ta thường ngâm chúng với vỏ của cây sú vẹt để sứa không bị tan, màu cũng càng đỏ tươi hơn, lại giòn sần sật.
Bởi vì sứa đỏ chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, đường, i-ốt, B1, B2,… vì thế khi ăn loại thực phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Sứa đỏ được dùng như một bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến viêm phế quản, viêm phổi, ho có đờm, hen suyễn,… Cụ thể, muốn điều trị đờm thì bạn có thể dùng da sứa ngâm với đường phèn rồi sau đó đem đun sôi để dùng. Còn bị nghẹt mũi, sổ mũi thì có thể đem da sứa hầm với tiết lợn, nếu bị viêm phế quản hay viêm phổi thì nấu cnah sứa với củ năng và cà rốt để dùng.
- Sứa đỏ có chứa hơn 1300mg i-ốt, thế nên việc thường xuyên dùng sứa đỏ có thê giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp, tránh xơ vỡ động mạch nhất là ở những mẹ bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ dễ dấn đến tình trạng tiền sản giật, sinh non,…
- Vì thịt sứa đỏ có vị mặn, giòn, tính bình nên khi dùng sẽ tạo cảm giác thèm ăn cho những bà bầu. Vì thế, những mẹ bầu bị ốm nghén trong mùa sứa đỏ thì có thể dùng để lấy lại cảm giác ngon miệng.
- Sứa đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên trong những ngày hè nắng nóng sứa đỏ trở thành món ăn vô cùng hợp lý, ngon miệng.
Khi ăn sứa đỏ cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Hình minh họa
Đối với các mệ bầu, sứa đỏ chưa được nấu chín khi ăn sẽ rất dễ bị đau bụng, buồn nôn, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vì thế, các mẹ bầu nên chú ý nếu muốn ăn sứa đỏ thì nên chế biến qua, không nên ăn sứa tươi chưa qua chế biến để làm món ăn.
Đối với những người bị yếu bụng, hệ tiêu hóa kém thì nên mua sứa đỏ tươi về và tự chế biến sạch sẽ tại nhà để thưởng thức, vì hầu hết sứa đỏ được bán ở vỉa hè không đảm bảo vệ sinh nên ăn vào rất dễ bị đau bụng.Ngoài ra, nếu sứa không được làm sạch có thể chứa các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, vì thế bạn cần phải cẩn trọng.
Sứa đỏ thường an toàn đối với hầu hết mọi người. Thế nhưng, có một số trường hợp sau khi ăn thì xuất hiện phản ứng phản vệ nên cần chú ý.
Thanh Hà

- bài viết liên quan
-
Đi tắm biển, một phụ nữ bị nhiễm trùng, bỏng da vì sứa cắn
Chị D. thấy tay phải đau rát do tiếp xúc với sứa khi đang tắm biển. Qua một ngày, phần da đó bị bỏng rát và nổi nhiều bóng nước.September 15 at 7:49 pm -
Sứa lửa có độc không và cách nhận biết sứa lửa?
Sứa lửa không phải là loài vật xa lạ với những người dân sinh sống gần biển. Tuy nhiên, với những ai có sở thích đi tắm biển thì nên lưu ý với sứa lửa để tránh bị chích và dị ứng.July 7 at 9:43 pm -
Cách chữa dị ứng sứa lửa?
Đối với những ai ở gần vùng biển thì không quá xa lạ với trường hợp bị sứa lửa chích, tuy nhiên với những người không có kinh nghiệm về vấn đề này thì cần phải đúc túi cho mình kỹ năng chữa dị ứng sứa lửa mỗi khi đi biển.July 7 at 4:10 pm -
Sau sinh ăn nộm sứa được không?
Phụ nữ sau sinh nếu bị thiếu sữa cũng có thể ăn sứa để tăng tiết sữa hiệu quả. Tuy nhiên, bà đẻ ăn nộm sứa cần hết sức lưu ý để tránh bị dị ứng, ngứa làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.April 11 at 11:17 pm