Bà bầu bị phù chân có sao không?

Phù chân là tình trạng không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn.
27/04/2018 00:02

1. Nguyên nhân bị phù chân 

  • Sự cản trở máu trở về tim

Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

Mặc đồ quá chật, làm những công việc quá với sức khỏe của mình khiêng vác nặng, chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ.

Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi, phù chân còn là do tư thế ngồi vắt chéo chân, giữ một tư thế quá lâu…

Dư cân và béo phì,sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

ba bau bi phu chan co sao khong
  • Giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân

Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.

Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ.

Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai

Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.

2. Bà bầu bị phù chân có sao không?

Phù chân là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhưng không gây ảnh hường tới sức khỏe.

Tuy nhiên nếu khi có bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh. Bởi vậy, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

3. Cách để giảm bớt phù chân khi mang bầu

Dinh dưỡng: Các mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể đảm bảo cung cấp nguồn đạm như thịt, tôm, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung  các thực phẩm động vật và các loại đậu…, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.

Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón thì phụ nữ mang thai cũng nên tránh. Mọi người trong giai đoạn này cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

Khi ngủ nên nằm nghiêng về một phía vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.

Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

ba bau bi phu chan co sao khong.jpg 1

Bà bầu bị phù chân có sao không? Phù chân là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhưng không gây ảnh hường tới sức khỏe

Bà bầu có thể vận động nhẹ nhàng chừng 30 phút hàng ngày để máu huyết lưu thông. Các loại dép quá chật hay cao gót không nên đi, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.

Thậm chí đi dép chật còn ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới. Và chẳng may bạn bị trẹo chân ngã sẽ gây hại tới thai nhi và tránh những đôi dép trơn dễ ngã.

Bà bầu cũng không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên dành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông. Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.

comment Bình luận

largeer