Bài thuốc, nước ép, món ăn dành cho người mắc bệnh huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao là bệnh lý mãn tính thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.
14/11/2023 15:58

Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Công thức nước ép cho người bệnh huyết áp cao, tim mạch

Bài 1: Nước ép rau cải bó xôi

Uống khoảng 100 - 150ml nước mỗi lần

Bài 2: Nước ép giàu Kali

Cho người huyết áp cao. Ngoài ra còn có tác dụng thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả, hỗn hợp này như một liều thuốc tự nhiên mà chúng ta nên sử dụng mỗi ngày.

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 100g rau cải bó xôi; 1 nắm nhỏ lá mùi ý; 200g cần tây.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 3: Nước ép hỗn hợp

Cho người tiểu đường. Ngoài ra còn có tác dụng thanh lọc gan.

Chuẩn bị: 300g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 50g củ dền, để vỏ, cắt khúc; 100g dưa chuột, cắt khúc.

Cho từng nguyên liệu vô máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 4: Nước ép rau cần/vỏ dưa hấu

Chuẩn bị: 500g rau cần; 500g vỏ dưa hấu.

Rửa sạch rau cần tươi và vỏ dưa hấu, say nát vắt lấy nước cốt để uống mỗi lần 30ml. Uống liên tục sẽ giúp hạ huyết áp mà không gặp phải tác dụng phụ là hạ huyết áp quá mức.

Bài 5: Trị huyết áp cao kinh niên

Chuẩn bị: 1 quả dừa xiêm xanh, chặt ra lấy nước; Cắt 1 quả chanh vắt vào bát nước dừa.

Uống 1 lần hết luôn. Ngày thực hiện 2 lần giống vậy. Kiên trì thực hiện ít nhất 1 tháng.

Chú ý: Người bệnh trước khi uống phải đo huyết áp xem bao nhiêu. Rồi mỗi tuần đo lại 1 lần, khi huyết áp còn lại 130 mmHg thì ngưng, không uống nữa.

Bài 6: Nước trà xanh

Chứa Flavonoid giảm nguy cơ huyết áp đến 40%. Có tác dụng chống lại nguy cơ bị đột quỵ và tim mạch. Đây là những biến chứng do huyết áp cao gây ra. Uống chè xanh là cách đơn giản và hiệu quả giúp hạ huyết áp nhanh chóng.

Thực hiện: Trần sơ lá chè xanh qua nước sôi. Nấu một ấm nước sôi khác, bỏ trực tiếp lá chè xanh đã rửa sạch vào trong 10 phút (Có thể cho thêm gừng, lá dứa, sả hay bạc hà vào nấu chung tùy vào sở thích và mục đích sử dụng riêng). Rót nước ra bình trà, uống nóng hay uống lạnh đều tốt.

Ảnh minh họa: Trung tâm Thuốc dân tộc

Ảnh minh họa: Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài 7: Nước ép cần tây

Một số chất trong cần tây có tác dụng làm giãn mạch, giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả. Đặc biệt, cần tây không ảnh hưởng với người có huyết áp bình thường. Ngoài ra, nước ép cần tây cũng có tác dụng lợi tiểu và loại bỏ các chất độc tồn đọng trong cơ thể.

Chuẩn bị: Rửa sạch 200gr cần tây. Sử dụng phần bẹ để nước ép ngọt hơn (Có thể ép chung với táo để tăng hương vị).

Bài 8: Nước ép củ dền

Mỗi ngày uống 2 cốc nước ép củ dền sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Khi bị tăng huyết áp đột ngột chỉ cần uống 1 cốc nước ép khoảng 500ml, sau 3 giờ huyết áp sẽ giảm được đáng kể và chỉ số huyết áp cũng được duy trì ổn định trong vòng 24h sau khi uống.

Bài 9: Nước ép cà rốt, rau cải bó xôi

Chuẩn bị: 300g cà rốt, để vỏ, cắt khúc; 100g rau cải bó xôi.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 10: Nước ép cà rốt nguyên chất

Uống 150 đến 250ml mỗi lần.

Bài 11: Nước ép táo, gừng, cần tây, cà rốt

Chuẩn bị: 100g quả táo, cắt khúc, bỏ hạt; 1 nhánh gừng; 300g cần tây; 200g củ cà rốt, để vỏ, cắt khúc.

Cho từng nguyên liệu vào máy ép lấy nước, khuấy đều trước khi thưởng thức.

Bài 12: Sinh tố cà chua, dưa chuột, cà rốt

Chuẩn bị: 1 quả dưa chuột; 2 củ cà rốt; 1 quả cà chua; 1 nắm ngò tây; 1/2 ly nước.

Xay nhuyễn. Uống ít nhất 3 lần 1 tuần.

Bài 13: Nước ép cần tây, dưa chuột, cà rốt

Chuẩn bị: Cần tây 5 cọng, rửa sạch, cắt ngắn; Dưa chuột 1/2 trái, cắt miếng nhỏ; Cà rốt 2 củ, rửa sạch cắt nhỏ.

Cho vào máy ép lấy nước rồi thưởng thức.

Bài 14: Nước ép củ dền, chanh leo, cà rốt

Chuẩn bị: Cà rốt 3 củ, rửa sạch, cắt khúc theo chiều ngang; Dền 1/2 củ, cắt khúc; Chanh leo 1 quả, nạo lấy ruột.

Cho vào máy ép lấy nước rồi thưởng thức.

Bài 15: Nước ép cần tây, dứa (thơm), cà rốt

Chuẩn bị: Cần tây 4-5 cọng, rửa sạch cắt khúc; Dứa (thơm) 1/4 quả, gọt vỏ bỏ mắt; Cà rốt 1 củ, rửa sạch cắt khúc ngang.

Cho vào máy ép lấy nước rồi thưởng thức.

Bài 16: Nước ép cà chua, dứa (thơm)

Chuẩn bị: Cà chua 2 quả; Thơm 1/4 quả; Gừng tươi 1 lóng ngón tay.

Cho vào máy ép lấy nước rồi thưởng thức.

Bài 17: Nước ép nho, táo

Chuẩn bị: 200gr nho (xanh, đỏ đều được); 1 quả táo; 1/2 quả chanh; Vài nhánh bạc hà.

Cho vào máy ép lấy nước rồi thưởng thức.

Những món ăn cho người bệnh huyết áp cao

Món 1: Cần tây xào

Chuẩn bị: Rau cần tây 100g, thịt bò 20g, tỏi, dầu ăn gia vị vừa đủ xào. Ăn tuần vài lần.

Món 2: Rau cần ta xào

Chuẩn bị: Rau cần ta 100g, thịt lợn hoặc thịt bò 30g, dầu ăn, tỏi gia vị vừa đủ xào.

Món 3: Bí đao nấu canh

Chuẩn bị: Bí đao 150g, thịt vịt hoặc thịt ngan 50g, hành mùi gia vị vừa đủ hầm nấu canh ăn (Thích hợp cho người huyết áp cao nội nhiệt miệng khô khát, tâm phiền khó ngủ).

Món 4: Rau cải cúc nấu canh cá

Chuẩn bị: Rau cải cúc (tần ô) 150g, cá thát lát 100g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn (Chữa huyết áp cao do âm huyết hư, đàm hỏa ho tức ngực).

Món 5: Rau diếp sốt cà chua

Chuẩn bị: Rau diếp (xà lách) 150g, cà chua 50g, thịt lợn băm, dầu ăn làm sốt chấm rau ăn. Chữa huyết áp cao nội nhiệt nóng khó ngủ, đại tiểu tiện không thông hoạt.

Món 6: Rau má nấu canh

Chuẩn bị: Rau má 100g, thịt lợn băm 100g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Món 7: Rau cải nấu canh

Chuẩn bị: Cải canh 100g, cá rô nướng lấy thịt 100g, gừng mắm muối gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Món 8: Rau đay nấu canh chua

Chuẩn bị: Rau đay 100g, mướp hương 60g, thịt cua 100g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Món 9: Mướp đắng (khổ qua) nấu canh

Chuẩn bị: Mướp đắng 1-2 quả, đậu hũ, nấm mèo, thịt lợn băm, hành mùi, tiêu, gia vị vừa đủ. Các vị băm nhỏ nhồi vào quả mướp hầm nhừ rồi thưởng thức.

Món 10: Cà tím om đậu

Chuẩn bị: Cà tím 150g, thịt ốc nhồi 50g, đậu phụ 50g, lá lốt, gia vị vừa đủ ăn.

Món 11: Món ăn giúp hạ huyết áp, phòng đột quỵ do tăng huyết áp

Chuẩn bị: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 3g, rau cải 10g, nấu thành canh ăn hàng ngày.

Món 12:

Đây là món chè rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Người bình thường ăn cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể. Tuy nhiên, những người có huyết áp thấp không nên sử dụng món này quá nhiều, chỉ nên ăn thưởng thức.

Chuẩn bị: 30g hạ khô thảo, 50g đậu đen, 20g đường trắng. Ninh nhừ đậu đen với nước sắc hạ khô thảo, ăn trong ngày. Nên ăn 2 lần mỗi tuần.

Món 13:

Chuẩn bị: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non tươi 20g, lá dâu bánh tẻ 20g, nấu canh ăn 2 lần mỗi tuần.

Món 14:

Chuẩn bị: Cùi bắp 400g, củ cải 200g, thịt sườn 200g. Cùi bắp, củ cải cắt khúc. Thịt sườn, cùi bắp, củ cải cùng tiềm 40 phút là sử dụng được.

Món 15:

Người bệnh tăng huyết áp, dùng trứng ngỗng 7 quả, trên đầu nhọn khoét một lỗ nhỏ, mỗi trứng nhét vào hoa tiêu 7 hột, dùng giấy dán kín, để ngừa lòng trắng trứng tràn ra, cho vào lò hấp chín. Hằng ngày ăn 1 quả trứng, 1 tuần là một liệu trình, sau khi ăn huyết áp giảm xuống thấy rõ.

Món 16: Cháo bột bắp

Chuẩn bị: Bột bắp 50g, gạo 100g. Bột bắp cho vào chén, thêm nước đun nguội khuấy sệt sử dụng sau. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh đến gần chín, thêm vào hồ bột bắp, vừa thêm vừa khuấy, cho đến khi cháo nhừ.

Món 17:

Chuẩn bị: 100g tỏi bóc vỏ, 200g đậu trắng.

Tỏi thái lát mỏng, đậu trắng rửa sạch vỏ. Cho tỏi và đậu vào nồi chế thêm chút nước ninh nhừ, chia làm nhiều lần ăn trong ngày, ăn hết cả cái lẫn nước. Mỗi tuần chỉ nên ăn món này từ 2 lần để tránh giảm huyết áp xuống quá thấp.

Món 18: Điều trị huyết áp cao và chóng mặt

Với những ai bị cao huyết áp, thường xuyên chóng mặt thì món ăn từ cây thiên ma cũng là một bài thuốc hay nên biết. Dưới đây là cách thực hiện món cá chép thiên ma giúp bạn trị dứt điểm tình trạng này:

- Làm sạch ruột cá chép, sau đó cho 10g thiên ma, 10g phục linh, 10g xuyên khung đã thái lát vào bụng cá.

- Hầm chung phần đã chuẩn bị với hành tươi, nước, gừng và gia vị trong khoảng 45 phút.

- Cho nước xương lợn hoặc xương bò vào nồi cho ngập nửa cá rồi tiếp tục đun sôi.

- Thêm gia vị nêm nếm cho vừa miệng là có thể dùng được.

Chú ý: Phụ nữ đang trong quá trình mang thai, cho con bú hoặc bị khí huyết hư tuyệt đối không được dùng thiên ma để điều trị bệnh.

Các bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, thiếu đạm, sau cấy ghép thận… cũng không nên sử dụng bởi chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn.

Món 19:

Nước dừa xiêm 1 trái vắt chanh uống nước.

Món 20:

Dưa chuột 2 - 3 trái ăn sống hoặc nấu canh ăn.

Món 21: Dưa hấu

Thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày.

Hoặc là: Dưa hấu 100g ăn chín hoặc ép nước uống.

Món 22:

Rau dền 100g luộc hoặc nấu canh ăn nhiều ngày.

Món 23:

Đậu đen hoặc đậu xanh 40g hoặc nhiều hơn. Nấu chè, nấu cháo ăn.

Món 24: Cà chua

Công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt.

Món 25: Sữa đậu nành

Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500ml sữa đậu nành pha với 50g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

Món 26:

Mía cây ăn tươi hoặc xay nước vắt chanh uống ngày 1 - 2 ly.

Món 27:

Quả dâu (tang thầm) ăn tươi hoặc xay sinh tố uống.

Món 28:

Mè 40g có thể nấu chè hoặc nấu cháo xay bột ăn.

Món 29:

Củ cải 100g nấu canh hoặc xào luộc ăn.

Món 30:

Rau đắng 100g luộc hoặc nấu canh, nấu lẩu ăn.

Món 31:

Dứa (còn gọi trái thơm) chín, ăn tươi hoặc nấu canh xào ăn.

Món 32: Chữa tăng huyết, nặng đầu, ù tai, người mập phì, bụng đầy, tiểu tiện không thông...

Chuẩn bị: Hành tây 100g luộc, xay nước uống hoặc xào, hầm ăn.

Món 33: Chữa cao huyết áp hiệu quả từ cháo dâu tằm như sau:

Chuẩn bị: Lấy 20g lá dâu tằm, 4-5 con trai, nấu cháo ăn mỗi ngày giúp hạ huyết áp. Ăn cháo này thường xuyên huyết áp sẽ ổn định.

Món 34: Dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp

Hành tây: Có thể thêm gia vị xào hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật. Mỗi ngày ăn 100g.

Món 35:

Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu. Nên ăn thường xuyên.

Món 36:

Tỏi: Công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

Món 37:

Bưởi: Trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống oxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Đồng thời bưởi giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.

Món 38:

Táo: Chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Món 39:

Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ huyết áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Món 40:

Chuối tiêu: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.

Món 41:

Nấm linh chi xay nhỏ: Hãm uống ngày 10 g nấm linh chi, không độc nên có thể dùng lâu dài.

Món 42:

Chuẩn bị: 300g rau càng cua, 500ml, xay bằng máy sinh tố rồi lọc lấy nước ép, có thể thêm 1 ít mật ong để uống ngon hơn.

Món 43:

Chuẩn bị: 6 quả cà chua; 12 củ năng; 1 lon hành hương; 1 củ tỏi lớn; 100g thịt bò; 6 đọt cần tàu.

Sắc với 2 lít nước còn lại 1 tô lớn. Chia uống 3 lần thì huyết áp sẽ hạ xuống, không nên sử dụng thường xuyên.

Người huyết áp cao cần lưu ý

- Người cao huyết áp nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, không quá 6gr/1 ngày.

- Không ăn quá nhiều tinh bột.

- Hạn chế các loại thức ăn cho nhiều năng lượng, giàu chất béo.

- Không ăn nội tạng động vật.

- Không nên uống rượu, bia hay trà đặc.

- Tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, làm việc áp lực.

- Nên ngồi thiền cho tâm thanh tịnh.

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như: Đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lôi, đạp xe.....

Luôn nhớ: Kết hợp uống thuốc - ăn uống khoa học - thể dục sẽ giúp ổn đinh huyết áp 100%.

Những việc nên làm: Kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer