Cách loại bỏ vết sẹo thủy đậu hiệu quả nhất

Tình trạng viêm da, thường gặp ở bệnh thủy đậu, có thể dẫn đến sẹo lõm. Nhiều người muốn làm mờ hoặc loại bỏ những vết sẹo này, đặc biệt là khi chúng ở trên mặt.
10/03/2021 14:29

Phương pháp điều trị sẹo thủy đậu không kê đơn

Kem retinol

Retinol, là một dẫn xuất mạnh mẽ của vitamin A, được chứng minh lâm sàng để thúc đẩy sản xuất collagen. 

Thoa kem retinol lên vết sẹo hàng đêm trước khi đi ngủ để kích thích collagen ở khu vực bị thiếu hụt nghiêm trọng. Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể bắt đầu theo lịch trình cách ngày.

Chất tẩy tế bào chết

Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào da già cỗi, nhường chỗ cho làn da tươi trẻ và đẹp hơn. Tẩy tế bào chết cho vết sẹo có thể giúp loại bỏ một số sắc tố hoặc da thô ráp. Có hai loại tẩy da chết: cơ học và hóa học.

Sản phẩm tẩy da chết cơ học bao gồm tẩy tế bào chết toàn thân và mặt, bàn chải và các dụng cụ khác. Sử dụng những thứ này trực tiếp lên vết sẹo của bạn, theo chuyển động tròn, ba ngày một lần.

Tẩy da chết hóa học là loại kem tạo ra phản ứng hóa học nhẹ để loại bỏ lớp da trên cùng. Bôi trực tiếp những thứ này lên vết sẹo của bạn thường xuyên theo chỉ dẫn của hướng dẫn.

tri-seo-thuy-dau-tai-nha

Kem xóa sẹo

Các loại kem xóa sẹo không kê đơn (OTC) có chứa nhiều thành phần kết hợp khác nhau được cho là có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự xuất hiện của chúng. Mặc dù có rất ít bằng chứng lâm sàng, nhưng nhiều người thấy chúng hữu ích.

Bệnh thuỷ đậu nên kiêng gì để không bị sẹo?

Trong điều trị bệnh thuỷ đậu, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rất nhiều trường hợp người bệnh mắc thủy đậu bị biến chứng nặng là do gia đình tin vào các mẹo chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian như bị thuỷ đậu kiêng gió, kiêng tắm,… khiến bệnh tình trở nặng hơn.

Điều trị sai cách còn dễ gây sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho người bệnh trong cuộc sống về sau.

Vậy người bệnh cần chú ý gì để bệnh mau khỏi và không để lại biến chứng?

Kiêng đến nơi đông người

Thủy đậu là một bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là những nơi công cộng để tránh lây lan virus trong cộng đồng. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ bản thân, vừa giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho những người khác, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

Kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu

Thuỷ đậu bị ngứa là tình trạng thường gặp do nốt thủy đậu có dạng là các tổn thương mụn nước to, bên trong chứa đầy dịch và rất ngứa. Nếu các nốt mụn nước này bị vỡ và không được xử lý kịp thời thì rất dễ gây lây lan sang các vùng da lành khác hoặc gây nhiễm trùng với các tổn thương nghiêm trọng hơn và rất dễ để lại sẹo. Vì thế, dù rất ngứa ngáy khó chịu thì người bệnh cũng cần kiêng chạm, chà xát, gãi, nặn các nốt mụn nước này; nên mặc đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế các ma sát lên da.

seo1_fqki

Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cũng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi kỹ trước khi sử dụng hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh lây bệnh.

Không tắm lá

Không nên tắm lá cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, cũng như việc uống thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng để tắm cho trẻ bị bệnh thủy đậu cũng không hề tốt, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn vì trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da của trẻ nhỏ bị tổn thương.

Không cần kiêng nước và gió quạt

Bị thuỷ đậu có tắm gội được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, kiêng nước, kiêng tắm, kiêng gió quạt khi mắc bệnh thuỷ đậu là quan điểm cổ hủ, lạc hậu, gây ra tình trạng viêm nhiễm nốt thủy đậu gia tăng.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, khi cơ thể càng tiết ra nhiều mồ hôi thì lỗ chân lông càng bị ứ đọng bã nhờn, từ đó gây cảm giác bết dính khó chịu trên da. Nếu người bệnh không tắm gội sẽ càng khiến những nốt phỏng mụn nước có nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh lại càng lâu khỏi.

Ngoài ra, khi cơ thể không vệ sinh sạch sẽ, dẫn tới viêm nhiễm, thì triệu chứng ngứa ngáy lại càng dữ dội, người bệnh “phản ứng” bằng gãi và sờ tay lên da nhiều hơn, dẫn đến nốt mụn trên da bị trầy xước hoặc vỡ; từ đó tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da lành bệnh, gây sẹo và nhiễm trùng dễ biến chứng.

Trong thời gian bị bệnh, người bệnh cần được điều trị đúng phương pháp và giữ vệ sinh sạch sẽ, nên sinh hoạt như bình thường và chỉ hạn chế tắm, gội quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, hãy sử dụng nước ấm để tránh làm tổn thương vùng da bị viêm nhiễm.

Như vậy, người bị thủy đậu cần kiêng gió trời cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Còn đối với gió quạt, vào mùa hè thì hoàn toàn không cần thiết. Bạn có thể bật quạt khi thời tiết nóng để tạo không khí thoáng mát, trong lành và dễ chịu.

Khánh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer