Bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không?

Bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không? Mùa hè nóng nực chính là thời điểm để muỗi sinh sôi và phát triển. Việc sử dụng tinh dầu tràm để đuổi muỗi cũng như bôi lên vết muỗi đốt được nhiều bà mẹ truyền tai nhau và thực hiện. Vậy bôi dầu tràm lên vết muỗi đốt có thực sự hiệu quả và tốt không?
28/03/2018 13:14

Tại sao khi bị muỗi đốt lại bị sưng và ngứa?

Muỗi thường tấn công ồ ạt vào ban đêm, đặc biệt khi bị muỗi đốt bạn sẽ thấy rất khó chịu vì ngứa.

Triệu chứng ngứa và sưng mà bạn thường phải chịu khi bị muỗi đốt là một phản ứng của hệ thống miễn dịch. Khi bị muỗi đốt hệ miễn dịch sẽ phán ứng với kháng nguyên trong nước bọt của những con muỗi.

Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để gây tê tại chỗ. Do vậy mà nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.

bi muoi dot boi dau tram duoc khong

Bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không? Khi bị muỗi đốt, bôi dầu tràm là cách tốt nhất để giảm sưng ngứa

Nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông. Vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể bạn cho đến khi chúng no nê.

Khi bị muỗi đốt, cơ thể sẽ gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với muỗi. Quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da bạn là những vết sưng và ngứa.

Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa nhiều hơn ở người lớn. Do ở người lớn bị muỗi cắn nhiều nên đã  thích ứng hơn. Lúc này nên hệ miễn dịch phản ứng cũng ít nghiêm trọng hơn.

Bôi dầu tràm vào vết muỗi cắn có được không?

Dầu tràm là một giải pháp hữu hiệu nhất để trị muỗi đốt, vừa an toàn lại rất hiệu quả. Đặc biệt với làn da em bé, sử dụng dầu tràm không ảnh hưởng đến sức khỏe, làn da của trẻ và tác dụng giảm sưng, giảm ngứa cũng hiệu quả rõ rệt.

Dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, giúp mẹ cố thể bảo vệ bé khỏi những vết côn trùng cắn.

Trong dầu tràm có chứa 2 thành phần quan trọng là hoạt chất terpineol. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng kháng khuẩn của hoạt chất terpineol này.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dịp, terpineol thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn nấm ở dạng bôi ngoài da, đặc biệt hơn là ở điều kiện bay hơi.

Khi bị muỗi hay các con côn trùng khác cắn sưng tấy, mẩn ngứa... chỉ cần bôi dầu tràm lên vết cắn. Hoạt chất terpineol có tính kháng khuẩn sát trùng sẽ giúp giảm cảnh hưởng của việc muỗi và các côn trùng khác cắn.

Cách trị muỗi đốt bằng tinh dầu tràm

- Khi bị muỗi đốt: các mẹ nên thoa tinh dầu tràm lên vết muỗi cắn. Khoảng 2-3 phút sau vết cắn sẽ bớt đỏ, hết ngứa và giảm sưng.

+ Để tránh sẹo thâm cho bé khi bị muỗi đốt, tinh dầu tràm là giải pháp tốt nhất. Thoa dầu tràm vào những vết thâm hoặc sẹo. Chúng sẽ giúp khắc phục các vết sẹo thâm, làm sáng màu da và mịn màng hơn.

- Phòng muỗi:

+ Thoa tinh dầu tràm vào quần áo hoặc tay chân bé. Mùi dầu tràm sẽ khiến lũ muỗi không đến gần con bạn.

+ Pha vài giọt dầu tràm vào nước tắm của bé và không cần tắm lại với xà phòng. Cách làm này vừa ngừa cảm cho bé, vừa phòng được muỗi đốt.

bi muoi dot boi dau tram duoc khong 1

Bị muỗi đốt bôi dầu tràm được không? Dùng dầu tràm để đuổi muôi, trị vết muỗi đốt rất hiệu quả mà lại an toàn

- Sát khuẩn không khí: thi thoảng bạn nên xông tinh dầu tràm cho căn phòng để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ tinh dầu tràm vào miếng bông và để ở góc phòng. Hương dầu tràm thoảng nhẹ sẽ làm muỗi sợ và giúp thư giãn tinh thần.

Tuy nhiên, cái gì quá lạm dụng cũng không tốt. Dầu tràm có nhiều công dụng, nhưng nếu không biết sử dụng và quá lạm dụng có thể gây hại.

Do vậy, với những bé có làn da nhạy cảm, mẹ nên tránh thao dầu tràm ở những vùng như mặt, thái dương và trán. Dù tinh dầu tràm lành tính, nhưng cần tráng lạm dụng khi chăm sóc bé. Hơn nữa, nếu bé có dấu hiệu mẫn ngứa hoặc dị ứng với dầu tràm thì nên ngưng sử dụng.

comment Bình luận

largeer