Đốt nhang muỗi có hại cho bé không?
Đốt nhang muỗi có hại cho bé không?
Hiện nay, ở Việt Nam, nguy cơ mắc các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi và trú ẩn, gây bệnh cho con người. Do đó, người ta thường thực hiện các cách đuổi muỗi khác nhau từ tự nhiên đến hóa học, điển hình là việc đốt nhang muỗi.
Nhiều gia đình có trẻ thường lo lắng không biết việc đốt nhang muỗi có hại cho trẻ không? Theo các bác sỹ Nhi khoa, dung dịch chống muỗi có chứa chất diệt sâu bọ pyrethrins, không nguy hại với người lớn, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn nên vẫn dễ bị tổn thương vì thành phần hóa học này và không nên sử dụng.

Đốt nhang muỗi có hại cho bé không? Các bác sĩ khuyên gia đình không nên đốt nhang muỗi thường xuyên
Theo các chuyên gia, ở Trung Quốc, hương muỗi đã được liệt vào phạm vi dược liệu cần quản lý, do vậy các nguyên liệu và phụ gia sản xuất phải đúng tiêu chuẩn mới vô hại. Đặc biệt trong những không gian hẹp, nếu nồng độ khói quá đậm đặc sẽ gây ho, tức ngực, dẫn đến bệnh hen.
Cách tốt nhất là mọi người nên cho bé ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban đêm và cho bé mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt. Đồng thời nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, không treo quần áo đã mặc nhiều mồ hôi (vì muỗi thích đậu ở những quần áo này), thay nước bình hoa thường xuyên…Tức là làm các biện pháp để giảm muỗi trong nhà hoặc nếu có điều kiện thì thuê dịch vụ phun thuốc diệt muỗi định kỳ (nên cho bé “di tản” khi phun thuốc). Khi bé lớn hơn (trên 6 tháng) thì các mẹ có thể chọn mua những thuốc bôi da tránh muỗi đốt phù hợp.
Cách chống muỗi tự nhiên an toàn
Sử dụng chất liệu tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của các gia đình. Hiện nay, thay vì sử dụng các phương pháp đuổi muỗi hóa học, người ta thường dùng cách đuổi muỗi đơn giản nhất từ cây sả và vỏ bưởi khô.
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học môi trường, cây sả và vỏ bưởi có chứa khá nhiều các hoạt chất khuếch tán mùi khiến loài muỗi sợ và bị tê liệt vòi, không còn khả năng trích và hút máu con người nữa. Cách đuổi muỗi từ hai nguyên liệu tự nhiên rất dễ làm.

Đốt nhang muỗi có hại cho bé không? Dùng xả để làm nguyên liệu đuổi muỗi rất hiệu quả
Đối với cây sả, bạn có thể trồng nó trong các chậu nhỏ đặt trong phòng hoặc sử dụng tinh dầu sả vẩy nhẹ vào chăn màn hoặc rèm cửa. Còn đối với vỏ bưởi, bạn nên phơi khô rồi đốt lên. Mùi hương của sả và bưởi sẽ giúp căn phòng của bạn không còn một bóng muỗi vo ve nào nữa.
Trồng cây húng lủi quanh nhà để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu. Nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày.
Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi. Khi trồng chậu cây chân chim trong nhà, muỗi sẽ tự bay đi, không dám lảng vảng trong nhà nữa.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm