Bị tiểu đường uống nước ép bí đao được không?
Giá trị dinh dưỡng của nước ép bí đao
Bí đao còn được gọi là bí phấn, bí trắng thuộc họ Bầu bí. Khi còn non, bí đao có màu xanh lục và nhiều lông tơ. Bí đao già có thể dài đến 2m và xanh đậm.
Tại Việt Nam, bí đao thường được dùng để nấu canh, hấp hoặc xào. Hơn nữa, nhiều người vẫn thường làm cao bí đao hoặc làm mứt, chế biến thành nước ép có lợi cho sức khoẻ.

Nước ép bí đao là thức uống chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ
Nước ép bí đao là một loại thức uống từ quả bí đao. Hiện nay, công nghệ hiện đại dùng bí đao để chế biến thành nước uống đóng chai tiện lợi.
Nước ép bí đao tốt nhất là được làm tại nhà có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Dùng quả bí đao non hoặc bí đao bánh tẻ (dân gian cho rằng bí đao non sẽ tốt hơn vì ngọt hơn bí đao bánh tẻ); sau đó đem gọt vỏ, vỏ ruột. Thái bí đao thành từng khúc vừa cho vào máy ép nước ép, ngoài ra có thể xay và lọc lấy nước uống.
Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, trong nước ép bí đao có chứa nhiều chất xơ nhưng không chứa lipid. Trong 1 cốc nước ép bí đao có chứa canxi, protid, glucid, photpho, sắt cùng nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B9, E… và các khoáng chất như kali, magie…

Trong nước ép bí đao có chứa nhiều chất xơ, canxi, photpho...
Nươc ép bí đao được xem là sản phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Do bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như bằng 0 có nên có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể, nó được xem như một vị thuốc giúp chống béo phì.
Hơn nữa, nhờ có chứa các thành phần vitamin mà nước ép bí đao còn có tác dụng làm đẹp da, tăng độ ẩm cho da, làm mờ vết thâm nám… Nhiều người sử dụng nước ép bí đao trộn với mật ong đắp lên mặt để điều trị các vết nám hiệu quả.
Không chỉ dừng lại ở đó, nước ép bí đao còn có tác dụng phòng ngừa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy cùng các loại ngộ độ nhẹ khi ăn tôm, cá… Mặc dù nước ép bí đao đem lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khoẻ nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Bị tiểu đường uống nước ép bí đao được không?
Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc. Quy kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Sử dụng bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát. Hạt bí đao có vị ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị, tiểu tràng, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun.

Bị tiểu đường uống nước ép bí đao được không? Các chuyên gia đã chứng minh nước ép bí đao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Nhờ có chứa các thành phần vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khoẻ và hàm lượng chất béo dường như không có mà nước ép bí đao có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Ngoài ra, bí đao còn được dùng làm nguyên liệu để chữa trị nhiều bệnh khác như sau:
- Chữa ung nhọt ngoài da
Vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.
- Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn
Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn, nhào với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2 - 3 lần.

Dùng bí đao điều trị ho gà, viêm phế quản cấp và mạn rất tốt
- Phổi có ung nhọt (viêm, áp-xe...)
Dùng hạt bí đao, các vị bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ sống, diếp cá mỗi thứ 40g, rễ lau 20g, hạt đào cát cánh, cam thảo, mỗi thứ 10 g sắc uống.
- Tàn nhang
Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn, chiêu bằng nước đun sôi để nguội và uống hàng ngày sau bữa cơm.
- Có thai phù thũng do tỳ hư
Hạt bí đao 20g, trần bì 6g, mật ong 50g, nấu chín ăn ngày 2 lần trong vài ba ngày.
- Thanh nhiệt giải độc, cầm máu
Vỏ bí đao, đậu đỏ, mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.
- Chữa phong nhiệt, táo nhiệt, ho
Vỏ bí đao 15g, mật ong một ít. Chưng nóng ăn, mỗi ngày 2 lần.

Bí đao có chứa các dưỡng chất giúp chữa phong nhiệt, táo nhiệt
- Chữa viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần
Vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).
- Chữa bỏng
Vỏ bí đao sấy khô tán bột, trộn dầu vừng bôi đắp.
- Phù khi có thai
Bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu: kiện tỳ, hành thủy, an thai, chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai loại hình tỳ hư thấp trở.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am